Tìm hiểu về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Một số trẻ sơ sinh có hiện tượng quấy khóc trong nhiều giờ liên tục, rất khóc dỗ dành khiến cha mẹ lo lắng cho sức khỏe của trẻ. Đồng thời còn khiến quá trình chăm sóc con có nhiều áp lực hơn, trở nên căng thẳng hơn. Tìm hiểu về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là tên gọi khác của hội chứng colic hay khóc dạ đề, là tình trạng trẻ dưới 3 tháng tuổi khóc dữ dội trong vài phút đến vài giờ liên tục, rất khó dỗ bé nín, mà không thể xác định chính xác nguyên nhân tại sao.

Đặc điểm của khóc dạ đề gồm có:

  • Trẻ khóc cố định vào một thời điểm trong ngày, thường là vào buổi chiều tối hoặc ban đêm
  • Tiếng khóc to, dữ dội, 2 tay nắm chặt, lưng cong, đầu gối co lại
  • Trẻ khóc dạ đề có những cơn khóc với cường độ khác nhau
  • khi khóc to bé cũng bị ợ hơi kèm theo
  • Thông thường bé bắt đầu khóc khi đang ngủ và bị giật mình thức dậy
  • Trẻ khóc dạ đề không dỗ được mà sẽ tự nín sau đó vài phút hoặc thậm chí có thể là vài tiếng

Tìm hiểu về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Hội chứng quấy khóc thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và tự chấm dứt sau khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 4

Dấu hiệu trẻ mắc hội chứng quấy khóc

Dấu hiệu cho thấy bé khóc dạ đề gồm có:

  • Trẻ khóc vào thời điểm cố định trong ngày: Thời điểm trẻ khóc thường vào buổi chiều tối hoặc ban đêm. Mỗi cơn khóc thường kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ liên tục vào một thời điểm cụ thể trong ngày. Khi gần hết đau bụng nhu động ruột của bé cùng dần tăng lên, một số trẻ trung tiện để thải khí ra ngoài.
  • Trẻ khóc dữ dội, gây khó chịu, áp lực cho người chăm sóc: Trẻ khóc to, dồn dập, mặt ửng đỏ và mẹ/người chăm sóc không thể dỗ nín trừ khi bé tự nín.
  • Trẻ khóc không có nguyên nhân rõ ràng: Trẻ sơ sinh thường khóc khi đói, buồn ngủ, bỉm đầy,… Nhưng trẻ mắc hội chứng quấy khóc lại khóc dữ dội mà không có lý do cụ thể nào.
  • Cơ thể thay đổi tư thế: Trẻ khóc dạ đề tư thế cũng thay đổi, trẻ thường nằm chặt 2 tay, đầu gối co lên, lưng cong lại.
  • Trẻ khóc không thể dỗ nín nhưng lại thường tự nín khóc khi đại tiện hay được rung, đung đưa cơ thể.

Tìm hiểu về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Trẻ thường khóc cố định vào một thời điểm trong ngày khi khóc dạ đề, thường là chiều tối hoặc ban đêm

Khi nào mẹ cần đưa con đi khám?

Khi trẻ mắc hội chứng quấy khóc mẹ cần giữ bình tĩnh để nhận biết chính xác thông điệp bé muốn chuyển tải. Sau đó các mẹ nên:

  • Vỗ về con bằng giọng nói thật dịu dàng, vừa dỗ dành vừa bế bồng và vuốt ve để xoa dịu, giúp bé giảm căng thẳng và có cảm giác an toàn.
  • Với bé tiêu hóa kém khiến con quấy khóc, ba mẹ nên cho bé uống men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh. Việc tăng cường lợi khuẩn cho bé sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, khỏe mạnh. Đồng thời thúc đẩy quá trình hoàn thiện cấu tạo – chức năng của hệ tiêu hóa và miễn dịch, tạo tiền đề giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

Tìm hiểu về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Kết hợp bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

  • Nếu cho trẻ uống thuốc chống chướng bụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó. Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc hay điều chỉnh liều lượng thuốc, tránh gây ra những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
  • Sắp xếp thời gian biểu trong ngày theo lịch trình của con. Ban ngày mẹ cố gắng ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn để ban đêm có sức chăm sóc con. Đồng thời cho con ăn trước thời điểm bé thường bắt đầu quấy khóc để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ.
  • Nhờ chồng, những người thân trong gia đình cùng chăm sóc trẻ để có thời gian nghỉ ngơi cũng như giảm bớt căng thẳng do bé quấy khóc quá lâu và dữ dội.
  • Đưa con đi khám nếu bé khóc do bị ngã, bệnh, có dấu vết xanh tím trên da hoặc có sự thay đổi về thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, thay đổi hành vi,…

Một số nguyên nhân gây hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Không thể xác định chính xác nguyên nhân khiến bé khóc dạ đề. Tuy nhiên có một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc mà cha mẹ cần lưu ý.

Cụ thể bao gồm:

  • Trẻ bị đói: Thông thường đây cũng là suy đoán đầu tiên khi bé khóc. Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc do đói là vừa khóc vừa nhóp nhép miệng.
  • Bỉm đầy: Khi bỉm đầy hoặc bé đại tiện và cảm thấy khó chịu cũng thường quấy khóc để thể hiện sự khó chịu của mình. Đồng thời cũng tạo sự chú ý để mẹ giúp bé thay bỉm mới.
  • Buồn ngủ: Một số trẻ có thể tự nằm ngủ khi đến cơn buồn ngủ nhưng có những trẻ cần phải dỗ dành, ru ngủ. Trước khi ngủ những bé này thường có cơn gắt ngủ gây quấy khóc, đặc biệt là lúc bé quá mệt.
  • Trẻ bị khó chịu vùng bụng: Khi bị mắc hội chứng quấy khóc trẻ cũng có triệu chứng bị đau bụng (nếu quấy khóc ngay sau khi bú), chướng bụng làm trẻ khóc không thể dỗ nín được liên tục 3h/ngày, 3 ngày/tuần và kéo dài trong ít nhất 3 tuần.
  • Trẻ bị đầy hơi: Mẹ cho con bú không đúng cách sẽ khiến bé nuốt vào bụng quá nhiều không khí gây đầy hơi, khó chịu, quấy khóc.
  • Trẻ bị quá lạnh hoặc quá nóng: Trẻ có thể khóc khi cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng dột ngột. Vì thế khi mẹ thay bỉm hoặc làm vệ sinh cá nhân cho bé cũng có thể khiến bé quấy khóc. Trẻ thích được ủ ấm nhưng cũng không nên quá nóng. Mặc dù vậy, trẻ cũng không thường khóc khi bị nóng như lúc bị quá lạnh.
  • Trẻ mọc răng: Khi mọc răng bé thường bị đau lợi, sưng lợi, sốt hoặc trẻ bị tiêu chảy, đau bụng,… dẫn tới quấy khóc. Thông thường trẻ bắt đầu mọc răng trong giai đoạn 4 – 7 tháng tuổi. Tuy nhiên một số trẻ mọc răng sớm hơn, nếu nghi ngờ con có triệu chứng mọc răng mẹ nên thăm dò bằng tay để kiểm tra.

Mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến con khó chịu và quấy khóc

  • Nguyên nhân khác: Trẻ cũng có thể bị quấy khóc do một số nguyên nhân khó phát hiện khác như sợi tóc thít chặt ngón chân/ngón tay khiến tuần hoàn máu bị cản trở (hội chứng ga-rô ngón). Một số trẻ cũng nhạy cảm với chất liệu vải mặc, dị ứng sữa,… cũng xuất hiện tình trạng quấy khóc, quấy khóc dữ dội, liên tục.

Trên đây là những thông tin quan trọng về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ, người chăm sóc cần biết để xử lý đúng cách, kịp thời khi bé quấy khóc nhiều. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường mẹ cần đưa con đi khám, không được tự ý cho con uống thuốc có thể tạo thành những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ