Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho trẻ.

Nguyên nhân của hội chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa và miễn dịch còn non nớt và chưa hoàn thiện nên con rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, trong đó có hội chứng kém hấp thu. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này:

  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Cai sữa quá sớm, trẻ chưa thể làm quen với thức ăn mới khi mới tập ăn dặm, nhất là thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc dễ gây dị ứng như thức ăn nhiều đạm, hải sản… Ngoài ra, chế độ ăn không cân đối 4 nhóm thực phẩm như quá nhiều dầu mỡ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, kém hấp thu ở trẻ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng rối loạn tiêu hóa bao gồm hội chứng kém hấp thu có thể do thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm như thức ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn hoặc chứa các hóa chất độc hại.

Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Rối loạn tiêu hóa là một nguyên nhân dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ

  • Trẻ sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc chữa bệnh lâu ngày. Bởi kháng sinh giúp tiêu diệt các hại khuẩn gây bệnh nhưng cũng làm giảm số lượng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Điều này khiến trẻ dễ bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra các vấn đề tiêu hóa hay kém hấp thu.
  • Một số bệnh lý miễn dịch khiến niêm mạc ruột bị tổn thương cũng dẫn đến hội chứng kém hấp thu. Một số bệnh lý miễn dịch khác có thể gặp là bệnh viêm ruột Crohn, hoặc bệnh xơ nang. Hoặc trẻ bị bệnh về đường ruột, hay gặp là tình trạng nhiễm giun sán hoặc các loại ký sinh trùng đường ruột khác.
  • Rối loạn dung nạp lactose: Thiếu men lactoza cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa và không dung nạp đường lactose. Bệnh lý của tuyến nước bọt, gan, tụy cũng có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu.

Triệu chứng của hội chứng kém hấp thu ở trẻ là gì?

Khi trẻ thường xuyên xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, rất có thể, bé đang gặp phải tình trạng hấp thu kém:

  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, còn lẫn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết hay còn gọi là đi phân sống.
  • Trẻ biếng ăn, sụt cân hoặc chậm lên cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.
  • Trẻ thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng và sôi bụng.
  • Trẻ giảm khẩu vị, không có cảm giác thèm ăn.

Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ có biểu hiện giảm khẩu vị, không có cảm giác thèm ăn.

  • Cơ thể có biểu hiện thiếu vi chất như: Niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu hoặc thiếu sắt; có thể phù chân do thiếu vitamin B1; đau cơ, chuột rút do thiếu can xi; thiếu vitamin A và canxi gây ra hiện tượng thị lực kém, da khô; thiếu vitamin K gây ra hiện tượng chảy máu hoặc xuất hiện các nốt bầm tím trên da; thiếu vitamin D nên cơ bị yếu, cơ bắp co cứng, xương dễ gãy.
  • Da khô, dễ bầm tím khi va chạm nhẹ.

Biện pháp cải thiện hội chứng kém hấp thu ở trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng kém hấp thu, mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và xử trí phù hợp. Những biện pháp chăm sóc dưới đây có thể phòng chống và cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ.

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khoa học, đảm bảo vệ sinh: Trẻ cần được ăn chín uống sôi, phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho trẻ ăn với lượng vừa đủ, không ép ăn khiến trẻ biếng ăn. Thành phần bữa ăn cần đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin – khoáng chất. Ngoài ra, bé cũng cần bổ sung chất xơ để chống táo bón, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Đối với trẻ ăn dặm: Khi cho trẻ tập ăn một loại thức ăn mới thì nên cho làm quen từ từ, bắt đầu từ một lượng ít rồi tăng dần. Nếu trẻ ăn một loại thức ăn mới mà có biểu hiện kém hấp thu thì có thể tạm ngừng và thử lại sau vài tuần.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ: Vệ sinh tay chân cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bé cần được vệ sinh thân thể, đánh/chải răng hằng ngày. Mẹ cũng nên đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Ngoài ra, mẹ nên xổ giun định kỳ cho trẻ trên 24 tháng tuổi.
  • Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao: Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất vừa thúc đẩy tăng chiều cao, vừa thải độc và tăng tốc độ chuyển hóa, đốt cháy năng lượng. Vì vậy, trẻ cần được tập luyện, vận động vui chơi mỗi ngày để giúp trẻ ăn ngon miệng và kích thích tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Bổ sung probiotic giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.

  • Bổ sung men vi sinh phù hợp: Bổ sung lợi khuẩn probiotic bằng men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Các mẹ lưu ý khi lựa chọn sản phẩm men vi sinh có nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm chính hãng và có thương hiệu uy tín là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hi vọng qua bài viết đã giúp các mẹ hiểu và rõ hơn về tình trạng hấp thu kém ở trẻ để áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời giúp đảm bảo sức khỏe cho bé. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ