Tìm hiểu thông tin cơ bản về tình trạng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ

Tình trạng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ không còn xa lạ với những bé trong độ tuổi từ 0-5 tuổi. Ngoài bệnh lý táo bón, trẻ khó đi ngoài còn báo hiệu vấn đề về hệ tiêu hóa bố mẹ cần quan tâm. Dưới đây là một số thông tin và cách giải quyết cải thiện tình trạng khó đi ngoài của con nhanh chóng.

Ảnh hưởng của tình trạng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ với sức khỏe

Tìm hiểu thông tin cơ bản về tình trạng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ

Khó đi ngoài kéo dài khiến con dễ mắc các bệnh lý hậu môn – trực tràng

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa và dẫn tới tình trạng khó đi ngoài. Tuy chứng bệnh này không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tại vùng hậu môn – trực tràng như:

  • Thiếu máu: Trẻ nhỏ khó đi ngoài và đi ngoài ra máu do cơ vòng hậu môn của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị tác động gây tổn thương khi con rặn. Thiếu máu khiến trẻ xanh xao, biếng ăn, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn…
  • Quấy khóc nhiều: Trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều hơn khi đi ngoài đau rát, khó đi ngoài bởi kích thước phân lớn, ngứa rát hậu môn.
  • Bệnh hậu môn – trực tràng: Khó đi ngoài cũng là biểu hiện một số bệnh lý hậu môn – trực tràng như nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, trĩ.. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh đường ruột: Khó đi ngoài, táo bón nặng có thể gây tắc ruột hoặc són phân.

Khắc phục tình trạng trẻ nhỏ khó đi ngoài như thế nào?

Khi gặp tình trạng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ, mẹ nên áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà như sau nhằm giúp con đi nặng dễ hơn:

  • Cho trẻ tắm nước ấm: Để con thư giãn tắm nước ấm giúp trẻ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm, thúc đẩy phân di chuyển dễ dàng hơn ra bên ngoài.
  • Massage bụng cho con: Bố mẹ cũng có thể kết hợp xoa bóp massage vùng bụng cho con để kích thích nhu động ruột của trẻ, giúp con đi nặng nhanh chóng. Massage theo chiều kim đồng hồ ngày từ 2-3 lần.

Tìm hiểu thông tin cơ bản về tình trạng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ

Massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp con đi nặng dễ dàng hơn

  • Tạo thói quen đi vệ sinh: Nhằm giúp trẻ có thói quen đi vệ sinh tốt hơn và phòng tránh bị táo bón, mẹ nên bắt đầu dạy trẻ cách dùng bô khi con đã nhận thức được việc đi vệ sinh. Lựa chọn khoảng thời gian cố định trong ngày và hình thành thói quen đi vệ sinh mỗi ngày.
  • Đối với trẻ sơ sinh: Mẹ cần tiếp tục tăng cữ bú và cho con bú thường xuyên để cung cấp nước và dinh dưỡng cho cơ thể trẻ. Điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ với nhiều thực phẩm chứa chất xơ, thực phẩm nhuận tràng như rau xanh, hoa quả tươi như bông cải xanh, táo, lê, mồng tơi, rau dền..
  • Đối với trẻ ăn dặm hoặc tự ăn: Bố mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ nhóm chất quan trọng trong bữa ăn của bé với thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt. Chế biến các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, đồng thời lưu ý không nên cho con ăn quá nhiều mỗi bữa mà nên chia thành nhiều bữa phụ.
  • Bổ sung men vi sinh: Tăng cường men vi sinh cho trẻ bị táo bón hàng ngày để ổn định hệ sinh thái đường ruột của trẻ, cải thiện nhanh dấu hiệu khó đi ngoài ở trẻ nhỏ, tạo hàng rào bảo vệ thành ruột và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Tìm hiểu thông tin cơ bản về tình trạng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Tình trạng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ giải quyết không khó, chỉ cần bố mẹ quan tâm nhiều hơn tới việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn ngủ của con đúng cách và tăng cường men vi sinh cho bé hàng ngày. Nếu vẫn không thấy các dấu hiệu được cải thiện thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu chính xác nguyên nhân bệnh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ