Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn ngậm và giải pháp cải thiện hiệu quả tại nhà?
Trẻ lười ăn hay ngậm dễ khiến cho bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng và bị bệnh, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn ngậm và các biện pháp cải thiện cho bé hiệu quả ngay trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn ngậm
Nguyên nhân trẻ ăn ngậm có thể do bé đang bị các bệnh gây khó chịu như đau họng, bệnh về đường tiêu hóa khiến cho trẻ biếng ăn, không muốn ăn. Nếu xác định trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt do bệnh lý, mẹ hãy đưa con đi khám để bé ăn ngon trở lại. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể có tình trạng ăn ngậm do các nguyên nhân sau:
Trẻ không muốn ăn quá nhiều:Một số trẻ không thích thức ăn hay không muốn ăn quá nhiều sẽ tìm cách kéo dài thời gian ăn bằng cách ngậm thức ăn mà không nuốt xuống, lâu dần hành động này tạo thành thói quen làm cho trẻ bị biếng ăn nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị ép ăn hay ăn thức ăn không phù hợp làm cho con có hiện tượng ngậm không nuốt
Mẹ cho trẻ ăn thức ăn không phù hợp:Nhiều trẻ chưa mọc răng hoặc mọc ít răng mẹ đã cho con ăn đồ ăn dai, cứng làm cho trẻ khó nhai, khó nuốt nên chỉ ngậm lại trong miệng. Hoặc mẹ ép con ăn quá nhiều thức ăn trẻ không thích làm con bất hợp tác.
Xay nhuyễn thức ăn:Một trong những thói quen phổ biến của các mẹ là hay xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ nuốt, tới khi chuyển qua ăn đặc, ăn thô trẻ không quen nên hay bị lười nhai và ngậm thức ăn. Trẻ không chịu nhai sẽ không tiết ra được các enzyme tiêu hóa thức ăn, giảm chức năng tiêu hóa trong cơ thể và làm trẻ kém hấp thu dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn những thực phẩm trẻ ghét:Trẻ không thích một số thực phẩm nhưng mẹ không biết nên thường xuyên nấu cho con ăn cũng khiến bé lười ăn, hay ngậm. Bên cạnh đó, có thể cách chế biến thức ăn của mẹ không hợp khẩu vị của con làm cho bé ngậm nhiều hơn.
Hậu quả của việc trẻ biếng ăn hay ngậm mẹ nên biết
Không chỉ khiến bố mẹ mệt mỏi, stress mà thói quen ngậm thức ăn của trẻ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của con, cụ thể như:
Ảnh hưởng tới răng miệng: Ngậm thức ăn lâu khiến cho lượng đường được men tiêu hóa tiết ra bám vào răng, làm cho trẻ bị sâu răng từ khi còn nhỏ.
Suy dinh dưỡng: Trẻ biếng ăn, hay ngậm thức ăn làm cho con bị kém hấp thu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới khả năng phát triển trí não, chiều cao và cân nặng.
Trẻ hay ngậm dễ bị thiếu hụt các vi chất quan trọng, gây suy dinh dưỡng, chậm lớn
Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Trẻ ngậm thức ăn làm cho enzyme không hoạt động tốt, lâu ngày làm cho bé có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ hay ngậm lâu ngày làm suy giảm hệ miễn dịch, có sức đề kháng kém và làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý ở độ tuổi này.
Gây chậm nói: Quá trình nhai giúp phá vỡ thức ăn thành kích cỡ dễ tiêu hóa, nướu được kích thích và phát triển làm sạch răng khi nhai. Hành động nhai cũng giúp trẻ luyện tập cơ mặt, lưỡi, cơ hàm. Nếu cơ hàm không phát triển tốt thì xương hàm kém phát triển. Trẻ không nhai thức ăn thì các cơ quan trên mặt, miệng không hoạt động là cho con bị chậm nói.
Giải pháp cải thiện hiệu quả tại nhà cho trẻ ăn ngậm là gì?
Sau khi biết cách nguyên nhân trẻ ăn ngậm và hệ lụy của hành động này, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp cải thiện cho con như sau:
Khi trẻ ăn dặm, mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn của con mà nên nghiền nát. Thực hiện quy tắc cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều. Với những trẻ lớn thì mẹ nên tìm hiểu nhu cầu và sở thích ăn uống của con để nấu ăn và trang trí thức ăn hấp dẫn, kích thích trẻ nhai và nuốt.
Trang trí bữa ăn thật đẹp để kích thích trẻ ăn uống tốt hơn, ăn nhiều hơn
Khi trẻ được 7,8 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ tự bốc, tự xúc thức ăn để con hứng thú với bữa ăn hơn.
Với mỗi bữa ăn của trẻ hay ngậm cần diễn ra nghiêm túc, mẹ nên cho con ngồi trên ghế ăn, tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi để giúp trẻ tập trung ăn uống tốt hơn.
Thường xuyên khen ngợi, khuyến khích trẻ, động viên bé ăn ngoan giúp con hào hứng và ăn tốt hơn.
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều một bữa, bởi nhiều bé ăn lưng bụng đã bắt đầu lười nhai. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ ăn uống thoải mái hơn và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Tăng cường cho trẻ vận động trước mỗi bữa ăn. Với trẻ hay ngậm thì việc vận động giúp đốt cháy năng lượng hiệu quả để bé ăn uống ngon miệng hơn, hệ tiêu hóa cũng được cải thiện tốt hơn giúp con dễ dàng hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn.
Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách hỗ trợ trẻ tiêu hóa hiệu quả, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng để con có đường ruột khỏe mạnh, giảm nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng của trẻ nếu có. Trẻ có một hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ ăn uống tích cực hơn.
Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ
Trên đây là những nguyên nhân trẻ ăn ngậm và các biện pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, mẹ hãy áp dụng ngay với em bé nhà mình để trẻ ăn uống và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng.