Tìm hiểu nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề là hiện tượng vô cùng dễ gặp ở những trẻ mới sinh, thường xuất hiện trong giai đoạn khoảng 2 – 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi sau sinh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây mẹ nhé! 

Tìm hiểu nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh 

Tìm hiểu nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh 

Hiện nay, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây ra hội chứng colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh còn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về tâm lý, sức khỏe trẻ em đã đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân trẻ gặp tình trạng trên có thể do 5 lý do sau đây:

  • Bé thấy khó chịu trong đường tiêu hóa do tình trạng co thắt ruột: Khi hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhỏ bị mất cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn thì hoạt động tiêu hóa sẽ gặp trục trặc. Đặc biệt, vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng sẽ tạo ra nhiều độc tố kích ứng đường ruột khiến con khó chịu và khóc không dứt.
  • Trào ngược acid dạ dày: Do một số yếu tố như mẹ cho con bú sai cách, hoặc cơ bụng của trẻ yếu, cơ thắt thực quản chưa hoàn thiện khiến hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra và khiến trẻ nôn trớ. Tạo cho trẻ cảm giác khó chịu và quấy khóc. 
  • Bé bị kích thích thái quá với môi trường vào cuối ngày: Có một số bé bị kích ứng với môi trường âm thanh xung quanh nên cứ đến cuối ngày, lượng âm thanh mà bé tiếp xúc đủ lớn sẽ gây cho bé sự ức chế. Và tình trạng quấy khóc như một cách giải tỏa tâm lý của con.
  • Dị ứng với thành phần trong sữa mẹ hoặc sữa công thức: Trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đôi khi có chứa một số thành phần con không dung nạp được. Điều đó làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây chướng bụng và khó chịu.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc lá được cho là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc hô hấp của trẻ sơ sinh. Nó tạo nên sự khó chịu khiến trẻ quấy khóc.

Cách xoa dịu và hạn chế trẻ sơ sinh khóc dạ đề như thế nào?

Tìm hiểu nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Cách xoa dịu và hạn chế khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Dưới đây là những việc làm mẹ có thể thử để hạn chế và phòng tránh khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh:

  • Mẹ không nên cho trẻ bú quá no, hoặc để trẻ quá đói. Tốt nhất có thể để khoảng 2 -3 tiếng giữa các lần cho bú.
  • Kiểm tra lại những gì mẹ đã và đang ăn. Với mẹ đang cho con bú thì cần kiêng các loại thức ăn/ uống sau: caffeine, hành tây, rau bắp cải, trà và các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng.
  • Thay đổi sữa công thức bằng bú mẹ trực tiếp. Nếu bạn đang cho trẻ bú sữa công thức và nhận thấy trẻ khóc, khó chịu hơn sau khi ăn thì có thể cho trẻ bú mẹ trực tiếp để tránh được tình trạng dị ứng cũng như thêm sự ấm áp từ mẹ khi được bú.
  • Những chuyển động nhẹ nhàng và sự tiếp xúc gần gũi có thể làm dịu và trấn an em bé sơ sinh vô cùng tốt.
  • Sau mỗi lần bú, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày hoặc nôn trớ.
  • Trước khi tắm, mẹ có thể thực hiện các bài massage bụng, chân tay cho trẻ để giúp trẻ thư giãn cơ thể và hệ thống tiêu hoá.

Tìm hiểu nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ 

  • Ngoài ra, để tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ nâng cao miễn dịch cho bé yêu, bố mẹ nên kết hợp bổ sung men vi sinh lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé. Điều này giúp duy trì hoạt động ổn định của đường ruột, cũng như tăng cường hấp thu giúp bé yêu mau lớn, khỏe mạnh.

Như vậy, bài viết đã giúp mẹ tìm ra nguyên nhân trẻ khóc dạ đề cũng như đề xuất một số cách cải thiện tình trạng này hiệu quả. Chúc các mẹ sẽ có những phương pháp chăm sóc bé yêu của mình thật tốt!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ