Tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Ngộ độc thực phẩm hiện nay là căn bệnh khá nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ em. Bệnh có thể gây nôn mửa, xuất huyết thậm chí có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em qua bài viết này mẹ nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Theo các chuyên gia, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở trẻ em thường do trẻ ăn hay uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn hay nhiễm chất độc hóa học. Hơn thế, vào mùa hè khi nhiệt độ môi trường cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Phổ biến có thể kể tới như là:
Vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn với các triệu chứng như buồn nôn, trẻ bị tiêu chảy, mệt mỏi.
Tụ cầu Staphylococcus xuất hiện trong sữa, thịt gia cầm chưa được nấu chín gây buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, mạch nhanh.
Vi khuẩn Clostridium botulinum có nhiều trong thịt cá ươn, ôi thiu thể hiện triệu chứng như đau đầu, chóng mặt…. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh trở nặng gây phá hủy hệ thần kinh trung ương dẫn tới tử vong.
Vi nấm Aflatoxin có trên các loại hạt như hướng dương, hạt điều, bắp, lạc khi bị mốc.
Virus viêm gan A và Norwalk có trong rau sống, thức ăn chế biến sẵn, sò, ốc, hến sống ở vùng nước bẩn.
Các kim loại nặng như selenium, asen, chì… bị lẫn trong thực phẩm.
Thành phần phụ gia, chất bảo quản không được cấp phép sử dụng, hoặc dùng quá liều lượng, quá hạn,…
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ thường dễ được phát hiện bởi vì dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm biểu hiện rõ rệt ở trẻ sau 2 cho đến 48 giờ tiếp xúc với thức ăn hay đồ uống bị nhiễm độc. Trẻ em bị ngộ độc thường xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như là nôn, đau bụng dữ dội và tiêu chảy nhiều lần, kèm sốt cao trên 38 độ C hoặc không.
Các triệu chứng nôn và đi ngoài sẽ dẫn tới mất nước, mất điện giải ở trẻ, dễ dẫn tới trụy tim mạch, gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì vật, cần đặc biệt lưu ý tới dấu hiệu mất nước, mất điện giải ở trẻ được biểu hiện như sau:
Nôn nhiều hơn trên 5 lần/ ngày
Đi ngoài phân lỏng trên 5 lần/ ngày
Sốt cao, khô miệng.
Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
Mạch nhanh và thở nhanh
Ngoài ra, tình trạng nặng hơn có thể dẫn tới co giật, hôn mê.
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em – mẹ chăm sóc bé thế nào?
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em – mẹ chăm sóc bé thế nào?
Các chuyên gia Nhi nhấn mạnh, việc chăm sóc trẻ tại nhà tốt sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục, ngăn ngừa biến chứng ở trẻ ngộ độc thức ăn. Mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc bé bị ngộ độc thực phẩm dưới đây:
Dừng ăn thực phẩm khiến bé bị ngộ độc: Bố mẹ cần cho bé dừng ngay món ăn mà bố mẹ nghi ngờ là nguyên nhân gây nên ngộ độc.
Mẹ nên để bé nghỉ ngơi thật nhiều: Những hoạt động mạnh sẽ làm bé thêm mệt mỏi. Hơn nữa, nguy cơ gặp phải chấn thương không mong muốn cũng rất cao.
Cho trẻ uống nhiều nước: Các chuyên gia khuyến cáo trẻ bị ngộ độc cần được uống nước, oresol hoặc nước cháo, nước dừa, đặc biệt là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài để bù lại lượng điện giải đã mất.
Không tự ý cho trẻ uống thuốc: Dù tình trạng ngộ độc ở mức độ nào đi nữa thì bố mẹ cũng không được tự ý cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là thuốc cầm tiêu chảy hoặc loại kháng sinh, mà phải tham khảo trước ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống bổ sung men vi sinh để hồi phục sức khỏe tiêu hóa cho con. Bởi mẹ biết đấy, trẻ bị ngộ độc thức ăn khiến cho đừờng ruột bị tổn hại nghiêm trọng, hệ vi sinh mất cân bằng. Do đó, tăng cường men vi sinh bổ sung lợi khuẩn lúc này sẽ giúp hồi phục lại chức năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng cũng như giải quyết tối ưu các tình trạng rối loạn gặp phải khi hệ đường ruột mất cân bằng. Nhờ đó, vấn đề ngộ độc thực phẩm ở bé sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn.
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé
Nếu đã chăm sóc trẻ như trên mà tình trạng không cải thiện, trẻ vẫn nôn nhiều, không thể ăn uống được, mệt lả, quấy khóc dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân có máu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày…. thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và sớm nhập viện điều trị nhé!