Tìm hiểu các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

Rối loạn tiêu hóa là một trong những tình trạng phổ biến gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tình trạng này xuất hiện không chỉ khiến bé mệt mỏi, kém hấp thu mà còn khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Cùng tìm hiểu các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em mẹ cần ghi nhớ

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em mẹ cần ghi nhớ

Thực tế, có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trong đó phổ biến phải kể tới:

  • Sức đề kháng yếu là nguyên nhân hàng đầu dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt với trẻ không được bú sữa mẹ rất dễ bị mắc phải vấn đề tiêu hóa này.
  • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày bị mất cân bằng thì nguy cơ trẻ mắc phải rối loạn tiêu hóa cũng rất cao.
  • Ngoài ra, chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ còn có thể bắt nguồn từ việc cha mẹ cho con uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi trong đường ruột. Từ đó gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như phân sống, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Do môi trường sinh hoạt, môi trường sống xung quanh của bé không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn.
  • Trẻ mắc bệnh về đường ruột.

Tìm hiểu các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

Rối loạn tiêu hóa là bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ do hệ tiêu hóa còn yếu chưa thể thích nghi môi trường. Thông thường rối loạn tiêu hóa thường được chia làm các cấp độ sau:

  • Rối loạn tiêu hóa cấp tính: Trẻ có triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, mất nước, rối loạn điện giải, trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa. Thậm chí có thể kèm theo sốt cao, quấy khóc nhiều lần. Tuy nhiên, chứng bệnh này thường chỉ kéo dài từ 1-2 ngày là sẽ khỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Trẻ có biểu hiện như là đau bụng, chướng hơi, khó tiêu, đi ngoài, phân có mùi chua, phân hoa cà hoa cải, hăm tã. Thường thì rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ diễn ra trong khoảng 2-4 tuần
  • Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Trẻ có các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, phân có kèm máu và chất nhầy trong vòng 4 tuần trở lên.

Chăm sóc bé rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Xây dựng chế độ ăn phù hợp hơn với bé

Tìm hiểu các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

Xây dựng chế độ ăn phù hợp hơn với bé

  • Hạn chế cho bé ăn đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, phụ huynh nên nấu ăn ở nhà để có thể đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các mẹ nên dạy bé rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như cách ăn uống điều độ, đúng giờ.
  • Những thực phẩm có lợi mà mẹ nên lựa chọn cho con là thực phẩm giàu chất xơ. Các loại rau củ quả, ngũ cốc, sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt đều là thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Chúng đóng vai trò trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa. Từ đó giúp lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.
  • Bên cạnh đó ba mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể bé yêu hằng ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột hơn.

Tìm hiểu các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

Kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho con

  • Ngoài ra, với các bé biếng ăn có biểu hiện tiêu hóa kém, các mẹ cũng nên cho con dùng thêm men vi sinh sẽ giúp tăng cường hàm lượng lợi khuẩn dồi dào. Đây là giải pháp giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho con được nhiều bố mẹ tin chọn. Việc tăng cường lợi khuẩn cho bé lúc này giúp cân bằng hệ vi sinh, đảm bảo sức khỏe đường ruột, tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa tốt, hệ miễn dịch khỏe, hấp thu tốt các dưỡng chất cho cơ thể, tránh các bệnh về tiêu hóa, trong đó có rối loạn tiêu hóa.

*Lưu ý: Khi ăn phụ huynh nên nhắc nhở con nhai kỹ thức ăn. Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến trẻ cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn, hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa.

Chế độ sinh hoạt khoa học giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa

Chế độ sinh hoạt khoa học giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa

Thói quen tập thể dục, vận động cũng có thể giúp trẻ ăn uống ngon miệng cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn no. Tránh gây căng thẳng, áp lực cho trẻ khiến trẻ ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa và hấp thu. Cần tạo cho trẻ sự thoải mái, vui vẻ và sự thích thú khi ăn.

Khi thấy con mình có các biểu hiện bất thường thì bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không mua thuốc hoặc điều trị theo kinh nghiệm dân gian, tránh những hậu quả đáng tiếc cho bé nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ