Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tiêu chảy nhiễm khuẩn là tên gọi chung của bệnh tiêu chảy do các virus, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột gây nên. Vậy, thực chất tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? 

Các biểu hiện trẻ sơ sinh tiêu chảy nhiễm khuẩn mẹ cần nắm rõ

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Các biểu hiện trẻ sơ sinh tiêu chảy nhiễm khuẩn mẹ cần nắm rõ

Bất kỳ một căn bệnh nào cũng có những biểu hiện, triệu chứng từ dần dần đến khi rõ nét để có thể dễ dàng nhận ra, và tiêu chảy nhiễm khuẩn cũng không ngoại lệ. Cụ thể là: 

  • Bé đi ngoài liên tục: khi mầm bệnh bắt đầu phát triển, bé sẽ có thể tiêu chảy đến 15-20 lần/ngày. Lúc này phân sẽ ở dạng lỏng, có màu đục, mùi tanh vô cùng khó chịu nhưng không lẫn máu. 
  • Tiêu chảy và nôn ói cùng lúc: điều này khiến bé mất nước, sa sút về vẻ ngoài, nhịp đập tiêu yếu và hạ thân nhiệt hơn so với bình thường. 
  • Đau bụng: tùy vào mức độ nhiễm khuẩn sẽ khiến cho cơn đau hay chướng ở vùng bụng nhiều hay ít. Đồng thời còn phụ thuộc lớn vào vị trí và nguyên nhân gây viêm nhiễm. 
  • Bé không có cảm giác thèm bú: Đây là dấu hiệu chung của các trường hợp khi nhiễm khuẩn tiêu chảy hay đường tiêu hóa. 
  • Buồn nôn: cảm giác bé ăn không ngon thường kéo theo cả chứng buồn nôn. 
  • Các cơn co thắt: khi gặp tình trạng này, bé sẽ bị co thắt ở bụng kéo dài từ 3 – 4 lần / phút. Tùy vào độ nhiễm trùng mà mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau. 
  • Rối loạn giấc ngủ: khi các cơn đau hoặc khó chịu hoành hành sẽ khiến bé không thể ngủ ngon giấc. 
  • Có dấu hiệu trầm cảm: tiêu chảy nhiễm trùng vì nấm men sẽ có biểu hiện trầm cảm kéo theo. 
  • Đau đầu: tiêu chảy nhiều sẽ kéo theo tình trạng mất nước khiến cho bé phải liên tục đối mặt với các cơn đau đầu. 
  • Nhức / nghiến răng: một phần nhỏ trẻ em mắc tiêu chảy nhiễm trùng sẽ có hiện tượng nhức răng trong khi ngủ.  

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có thực sự gây nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ cùng tham khảo một số tác hại của bệnh gây ra cho bé:

  • Gây ra tình trạng suy dinh dưỡng: Trẻ sơ sinh tiêu chảy nhiễm khuẩn rất dễ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng. Do hệ tiêu hóa của bé lúc này còn non yếu, chưa hoàn thiện nếu không được chăm sóc tốt và chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm của trẻ. Ngoài ra, tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể gây rối loạn trao đổi chất, thiếu hụt vitamin.
  • Giảm sức đề kháng: Tiêu chảy nhiễm khuẩn làm dạ dày của bé yếu, dẫn đến dễ mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày…
  • Mất cân bằng cơ thể: Do sức hấp thu kém nên các dưỡng chất trong cơ thể bé hay điện giải bị mất cân bằng.

Bởi diễn biến bệnh ở trẻ sơ sinh thường nhanh và khó lường, bởi vậy ba mẹ cần quan sát kĩ và chăm sóc bé đúng cách khi thấy con có các biểu hiện tiêu hóa bất thường hay xuất hiện tiêu chảy

Có thể nói, bệnh tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé  mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu ba mẹ không phát hiện và cải thiện kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn phải làm sao?

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn phải làm sao?

Theo các bác sĩ, khi phát hiện bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, cha mẹ cần:

  • Cho bé bú đủ, bổ sung nước cho con để hạn chế tình trạng mất nước. Đây là điều rất quan trọng vì mất nước chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy.
  • Đảm bảo thực đơn ăn uống của mẹ cần đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, thực phẩm cần nấu chín, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó mẹ tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đường và các loại nước uống có gas, đồ hộp…

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Kết hợp bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

  • Bên cạnh đó mẹ cũng nên nhớ bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ bằng chế phẩm men vi sinh. Việc tăng cường lợi khuẩn probiotic sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột được trở về trạng thái cân bằng, ngăn ngừa sự xâm nhập của hại khuẩn cũng như làm giảm độc lực của độc tố do hại khuẩn gây ra. Nhờ đó duy trì hiệu quả hoạt động của đường ruột, đồng thời, phương pháp này còn giúp tăng cường miễn dịch, giúp bé có sức đề kháng tốt chống chọi lại tác nhân gây hại.

Đặc biệt, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp cơ sở y tế để khám và điều trị sớm khi đã áp dụng các biện pháp trên mà không hiệu quả, trẻ tiêu chảy kèm các biểu hiện bất thường như nôn, sốt cao, đi ngoài ra máu,… Có như vậy mới không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ