Thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em? Những lưu ý khi chăm trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở trẻ. Trung bình mỗi trẻ dưới 2 tuổi bị tiêu chảy 2-3 lần trong mỗi năm. Vì vậy mẹ cần có những kiến thức về tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ thông tin về các loại thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ. Mẹ cũng sẽ biết được thêm những lưu ý khi chăm trẻ bị tiêu chảy!

Các loại thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em

Tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong của 1/4 trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Liệu pháp bổ sung nước qua đường uống là biện pháp nền tảng trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm tỉ lệ tử vong do tiêu chảy cấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị trong trường hợp căn nguyên là vi khuẩn, kí sinh trùng cũng là điều thiết yếu. Đây là các loại thuốc cơ bản trong điều trị tiêu chảy cho trẻ em

1. Oresol

Ở những trẻ có thể uống được, oresol là thuốc được khuyến cáo sử dụng đầu tiên. Oresol chứa các thành phần điện giải quan trọng. Khi được pha đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, oresol sẽ bù nước đồng thời bổ sung lượng điện giải bị mất trong phân. Với trẻ nôn nhiều, mất nước nặng không thể bù được qua đường uống, trẻ sẽ được bổ sung dịch đẳng trương qua đường truyền như nước muối 0.9% tại cơ sở y tế.

Thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em? Những lưu ý khi chăm trẻ bị tiêu chảy

2. Kháng sinh

Khi bé bị tiêu chảy kèm những dấu hiệu bất thường, mẹ tốt nhất nên đưa con tới gặp các bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Kháng sinh được chỉ định sử dụng khi đã xác định được căn nguyên của tiêu chảy là nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và một số trường hợp đặc biệt khác theo kinh nghiệm của bác sĩ về lâm sàng, dịch tễ học. Tuy nhiên mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì kháng sinh không tiêu diệt được virus. Trong khi virus, điển hình là rota virus là tác nhân gây tiêu chảy thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Bên cạnh đó, kháng sinh còn có nguy cơ làm tình trạng tiêu chảy nặng thêm do nó diệt những vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Mẹ cần lưu ý những gì khi chăm trẻ bị tiêu chảy?

  • Bổ sung nước và điện giải là ưu tiên hàng đầu

Trẻ tiêu chảy, sốt cao, nôn mửa đều gây nên mất nước và điện giải. Ở trẻ trên 6 tháng, mẹ cần bổ sung oresol ngay khi trẻ bắt đầu bị đi ngoài. Với trẻ dưới 6 tháng, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng oresol. Bên cạnh đó, chú ý cho trẻ uống sữa tăng bữa, bổ sung lượng dịch đã mất.

  • Không tự ý sử dụng thuốc cầm đi ngoài và giảm nôn

Tính hiệu quả và an toàn của mỗi loại thuốc sử dụng cho người lớn và trẻ nhỏ khác nhau. Bên cạnh đó việc đi ngoài và nôn có thể là phản ứng loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy mẹ không được tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc dùng cho người lớn như smectic, attapulgite, bismuth subsalicylate. Một số thuốc như loperamid, atropine không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây tác dụng phụ liệt ruột, an thần làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của trẻ. Một báo cáo ở Pakistan về 18 trường hợp chướng bụng nặng liên quan đến sử dụng loperamide, trong đó có 6 trường hợp tử vong.

Thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em? Những lưu ý khi chăm trẻ bị tiêu chảy

  • Chú ý vệ sinh cho trẻ và xử trí hăm tã

Với những trẻ còn mặc bỉm, tiêu chảy khiến da vùng sinh dục và mông của trẻ thường xuyên ẩm ướt. Vì vậy mẹ cần vệ sinh sạch sẽ và thoa kem chứa kẽm như Zincofax, Penaten, hoặc các loại kem chống hăm khác

  • Bổ sung kẽm

Kẽm là một vi chất quan trọng trong hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Tuy nhiên một lượng lớn kẽm bị mất khi trẻ bị tiêu chảy khiến hệ miễn dịch của trẻ cũng kém đi. Bổ sung kẽm giúp tăng cường đề kháng. Đồng thời cải thiện sự ngon miệng. Từ đó giúp giảm thời gian và mức độ nặng của đợt tiêu chảy cũng như giảm nguy cơ mắc tiêu chảy đợt tiếp theo. Mẹ nên cho trẻ uống kẽm sớm ngay khi bắt đầu bị tiêu chảy. Thời gian uống từ 10-14 ngày. Liều lượng tùy vào độ tuổi của trẻ. Trẻ nhỏ hơn 6 tháng uống 10mg mỗi ngày. Từ 6 tháng tuổi trở lên uống liều 20mg/ngày

  • Bổ sung vitamin A

Vitamin A ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực của trẻ. Khi bị tiêu chảy, khả năng hấp thu vitamin A giảm, trong khi nhu cầu vitamin A lại tăng lên. Vì vậy nếu trẻ gặp tình trạng tiêu chảy nặng, hoặc tiêu chảy mạn tính, mẹ cần chú ý cho trẻ đi khám mắt và bổ sung kịp thời.

  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả cho bé

Bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường tiêu hóa và nâng cao miễn dịch hiệu quả cho trẻ bị tiêu chảy

Hiện nay việc bổ sung men vi sinh tăng cường tiêu hóa cho trẻ bị tiêu chảy được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Một số nghiên cứu bổ sung men vi sinh trong 5 ngày cho trẻ tiêu chảy chỉ ra thời gian tiêu chảy, cũng như mức độ nặng ở 2 nhóm trẻ dùng và không dùng men vi sinh không khác nhau. Một số nghiên cứu khác chỉ ra bổ sung lợi khuẩn cho nhóm trẻ bị tiêu chảy do Rota virus giúp giảm 0,5-2 ngày điều trị. Men vi sinh cũng có bằng chứng mạnh trong việc giúp phòng ngừa tiêu chảy liên quan kháng sinh, phòng tiêu chảy do C difficile.

Hiện nay, chủng lợi khuẩn được đánh giá cao trong việc cải thiện nhiều loại tiêu chảy hiện nay phải kể đến L.Rhamnosus. Các nghiên cứu cũng cho thấy L. rhamnosus có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các loại tiêu chảy khác nhau như: tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tiêu chảy du lịch, tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy liên quan đến viêm dạ dày ruột cấp tính.

Với hơn 800 nghiên cứu lâm sàng và chứng nhận an toàn GRAS, L.Rhamnnosus không những đem lại lợi ích cho đường tiêu hóa, chủng lợi khuẩn này còn hỗ trợ tăng cường đề kháng, giảm tình trạng dị ứng, sâu răng ở trẻ…

Qua bài viết trên mẹ đã biết được các thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em. Cùng với những lưu ý chăm trẻ tiêu chảy, hy vọng mẹ có những kinh nghiệm chăm sóc trẻ tốt nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ