Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không?

Táo bón là một trong những bệnh lý xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến bé rất khó chịu, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con nếu táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh không được xử lý đúng cách. Biến chứng của táo bón nguy hiểm thế nào? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Bố mẹ hãy cũng xem bài viết sau.

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng táo bón kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé như viêm tắc ruột, trĩ, nứt kẽ hậu môn, giảm sức đề kháng.. nếu bố mẹ không giúp con cải thiện kịp thời.

Nguy cơ mắc bệnh trĩ bởi táo bón lâu ngày

Táo bón kéo dài khiến phân tích tụ trong phần ruột – đại tràng của con mà không được đẩy ra bên ngoài, gây cản trở lưu thông máu. Đi ngoài khó khăn khiến con cần phải dùng sức rặn để đẩy phân ra nhưng không được, phân bị tắc khiến cho các mạch máu gần hậu môn co thắt nhiều hơn và khiến cho búi trĩ có kích thước càng lớn hơn. Mỗi lần con đi vệ sinh, mẹ có thể thấy trong nước tiểu của bé có lẫn máu hoặc máu xuất hiện trên giấy vệ sinh lau chùi, là dấu hiệu con đã bị trĩ.

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu trẻ sơ sinh táo bón lâu ngày, lau chùi ra máu có thể bị bệnh trĩ

Táo bón gây nứt kẽ hậu môn

Tình trạng nứt kẽ hậu môn rất đau đớn, khi khối phân tích trữ ngày càng nhiều sẽ to dần và cứng, rắn hơn, đến một kích thước khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn có thể gây ra hiện tượng nứt kẽ. Trẻ khi đi ngoài sẽ gặp khó khăn nhiều, đại tiện chảy máu và rất đau. Bé có thể quấy khóc nhiều hơn vì đau, chảy máu nhiều không được khắc phục có thể dẫn tới bệnh trĩ và thiếu máu.

Táo bón lâu ngày gây tắc ruột, viêm ruột

Hậu quả nguy hiểm của táo bón lâu ngày có thể gây tắc ruột, viêm ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khối phân rắn không đào thải được ra ngoài lâu ngày tích tụ gây tắc ruột. Bố mẹ có thể thấy con đau bụng triền miên, chán ăn, chướng bụng, sờ bụng thấy cứng và khối phân rắn. Khi gặp tình trạng này, bé sẽ có biểu hiện ăn không tiêu, chán ăn, biếng ăn gây sút cân, kéo dài thêm có thể khiến con bị bục ruột rất nguy hiểm.

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh

Tắc ruột, viêm ruột có thể xảy ra khi con bị táo bón lâu ngày

Ung thư hậu môn – trực tràng là biến chứng của táo bón kéo dài

Phân ở trong đại tràng quá lâu gây tích tụ độc tố trong cơ thể, khi bé bị táo bón kéo dài, khối phân chứa độc tố sẽ tiếp xúc nhiều hơn với niêm mạc trực tràng và lâu dần hình thành bệnh ung thư hậu môn – trực tràng do gây nhiều tổn thương tại bộ phận này.

Suy giảm sức đề kháng do bị táo bón

Biểu hiện phổ biến của các bé bị táo bón lâu ngày là chán ăn, biếng ăn khi không thể đi ngoài được, khiến cho sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém đi. Cơ thể không được cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu sẽ không thể phát triển tối ưu về cả thể chất và trí tuệ của con.

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị táo bón có thể sút cân và suy giảm sức đề kháng của cơ thể

Với những trẻ bị táo bón lâu ngày kèm các biểu hiện bất thường như sốt, quấy khóc, nôn trớ,… tốt nhất mẹ nên đưa bé tới gặp các bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh táo bón kéo dài

Áp dụng những cách sau đây sẽ giúp bố mẹ cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày, giúp con đi ngoài dễ dàng hơn.

Cân bằng dinh dưỡng thực đơn mỗi ngày của mẹ để đảm bảo chất lượng sữa cho bé

Nếu bé vẫn còn bú mẹ, mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng để duy trì nguồn sữa với chất lượng tốt nhất cho bé. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất dồi dào mà còn cực giàu các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng táo bón kéo dài của trẻ. Mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng dinh dưỡng, uống nhiều nước, thêm nhiều rau xanh và trái cây,… để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ bú.

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh

Điều chỉnh các bữa ăn của mẹ để cung cấp dinh dưỡng cho con qua dòng sữa

Bổ sung nhiều nước cho bé

Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ là đã thay cho việc uống nước, nhưng khi bé bị táo bón lâu ngày thì ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm 30-35ml mỗi ngày.

Xoa bụng, massage nhẹ nhàng cho trẻ

Massage bụng là cách tăng kích thích nhu động ruột của trẻ để giúp con đẩy phân ra ngoài dễ hơn. Mẹ hãy dùng bàn tay xoa bụng con theo khung đại tràng từ bên phải sang trái, thực hiện từ 3 – 4 lần/ngày và vào khoảng thời gian nghỉ giữa 2 bữa ăn. Có thể áp dụng thêm động tác đạp xe, là bài tập vận động có hiệu quả cao trong việc điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh.

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh

Massage xoa bụng bé giúp con đi ngoài nhanh hơn

Thêm men vi sinh vào chế độ dinh dưỡng của trẻ

Trẻ sơ sinh bổ sung men probiotic để tăng lượng lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và giúp cải thiện táo bón lâu ngày hiệu quả. Khi trẻ dùng men vi sinh probiotic, hệ tiêu hóa của con được tăng cường nhanh chóng số lượng lớn các vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại đang sinh sôi, cải thiện nhu động ruột, làm mềm phân và tạo điều kiện để phân di chuyển dễ dàng, bài tiết ra ngoài trong thời gian ngắn.

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh

Men vi sinh chứa lượng lớn lợi khuẩn, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, vì vậy, bố mẹ cần chú ý sử dụng những biện pháp giúp con giải quyết tình trạng này nhanh chóng. Nếu sau khi dùng những cách trên không thấy có hiệu quả, bố mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ