Táo bón chức năng ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý tại nhà

Táo bón chức năng ở trẻ gây ra nhiều khó khăn, đau đớn cho con trong quá trình đi vệ sinh. Mặc dù hiện tượng táo bón không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể khiến bé gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón chức năng ở trẻ

Táo bón chức năng ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó gồm có:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hiện tượng táo bón chức năng của trẻ có thể xảy ra khi hệ tiêu hóa của con còn non nớt, chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài, nhu động ruột chậm gây ra táo bón.

Táo bón chức năng ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý tại nhà

Táo bón chức năng phần lớn do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

  • Chế độ ăn uống không khoa học: Trẻ nhỏ bị táo bón có thể do mẹ đã đổi chế độ dinh dưỡng từ lỏng sang đặc một cách đột ngột, trẻ ăn ít chất xơ, do trẻ cai sữa mẹ khiến cho cơ thể bé thiếu nước, học do thành phần protein trong sữa công thức khó hấp thu gây ra táo bón..
  • Thói quen nhịn đi ngoài: Việc trẻ nhịn đi ngoài cũng có thể khiến cho bé bị táo bón, do trẻ càng nhịn thì phân càng ở trong ruột lâu, lo dần lên khiến cho bé đi ngoài bị khó khăn, hậu quả là gây ra táo bón chức năng.
  • Tác dụng phục của thuốc: Sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc các loại thuốc điều trị khác có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh, gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, táo bón…
  • Một số bệnh lý: Một số bệnh lý ở trẻ cũng có thể làm bé bị táo bón chức năng như xơ nang, bệnh thần kinh..

Cách xử lý tình trạng táo bón chức năng cho trẻ tại nhà

Khi thấy có hiện tượng táo bón chức năng ở trẻ, mẹ hãy thực hiện những điều sau để cải thiện cho bé, giúp con mau khỏi:

  • Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của trẻ để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với thói quen ăn uống đủ bữa, ăn đúng giờ, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau củ, trái cây tươi.

Táo bón chức năng ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý tại nhà

Bổ sung thêm chất xơ và cho con uống nước mỗi ngày để cải thiện táo bón

  • Cho trẻ uống nước từ 1.5-2 lít nước trở lên để làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa và đẩy phân ra bên ngoài dễ hơn.
  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, nếu được, hãy cho con đi vệ sinh vào buổi sáng hoặc sau khi ăn xong khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp bé tránh tình trạng nhịn đi vệ sinh tại trường do không quen chỗ mới.
  • Massage bụng trẻ thường xuyên để thúc đẩy tiêu hóa, giúp bé nhuận tràng, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn để phòng tránh táo bón.
  • Với những trẻ lớn, mẹ hãy khuyến khích bé vận động nhiều hơn với các môn thể thao con thích như đi bộ, chạy bộ, đá bóng, bơi lội..
  • Tăng cường men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên cũng như cân bằng hệ khuẩn ruột để khắc phục dấu hiệu tiêu hóa kém như: táo bón, đầy bụng, khó tiêu của bé.

Táo bón chức năng ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý tại nhà

Tăng cường men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa và đề kháng cho trẻ

Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ bị táo bón đến gặp bác sĩ?

Khi thấy trẻ bị táo bón với các triệu chứng sau, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay:

  • Táo bón nặng, tắc ruột dẫn tới rách ruột và nhiễm trùng, đau bụng dữ dội thì bé cần được điều trị ngay để tránh gây biến chứng.
  • Hiện tượng phân đen, phân có máu, nhớt hoặc chảy máu trực tràng đều nguy hiểm.
  • Trẻ không thể đại tiện liền trong từ 4-5 ngày.
  • Trẻ thường xuyên bị kéo dài trong 3 tuần trở lên.
  • Một số dấu hiệu cần đi cấp cứu như mất ý thức, ngất xỉu, sốt cao hơn 38 độ 5, nhịp tim nhanh..

Táo bón chức năng ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý tại nhà

Cho trẻ bị táo bón đi khám sớm nếu thấy bé gặp các dấu hiệu bất thường đi kèm

Khi thấy táo bón chức năng ở trẻ, bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp trên để cải thiện cho con tại nhà. Trường hợp bé có các dấu hiệu bất thường đi kèm với táo bón thì nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị theo liệu trình riêng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ