Táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như thế nào

Táo bón là bệnh lý đường ruột dễ gặp phải ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến trẻ mệt mỏi, đau bụng, chán ăn, thậm chí gặp những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu kéo dài. Vậy mẹ có biết táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như thế nào không? Làm cách nào để cải thiện? 

Táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như thế nào

Táo bón là hiện tượng trẻ đi ngoài phân rắn, cứng, khô, hoặc khoảng cách đi ngoài giữa các lần quá lâu. Dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị táo bón là tần suất đi ngoài giảm, trẻ biếng ăn, chán ăn, khi đi ngoài con rất khó chịu và đau đớn. Bố mẹ cần phát hiện và giải quyết sớm tình trạng này bởi táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như sau:

Táo bón khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển

Hầu hết trẻ bị táo bón thường do chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý. Các bữa ăn thiếu chất xơ từ rau củ, hoa quả tươi, uống ít nước là nguyên nhân gây táo bón hàng đầu. Hoặc trẻ bị táo bón do ít vận động, không có thói quen đi đại tiện hàng ngày cũng là lý do con dễ bị táo bón.

Trẻ bị táo bón nếu không được xử lý sớm sẽ khiến sức khỏe suy giảm, hệ miễn dịch kém. Táo bón lâu ngày ở trẻ khiến cho phân tích tụ trong đường ruột không được đào thải ra bên ngoài, khiến trẻ chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu dẫn tới biếng ăn, kém hấp thu. Vì vậy trẻ bị táo bón cũng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, tác động tới sự phát triển thể chất và trí não.

Táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như thế nào

Táo bón làm cho trẻ ăn kém, thiếu dinh dưỡng và kéo dài khiến trẻ chậm lớn

Táo bón gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ bố mẹ cần lưu ý

Táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và khiến con có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như:

  • Nứt kẽ hậu môn: Táo bón nặng làm phân trẻ cứng hơn, con sẽ phải dùng nhiều sức để rặn tống phân ra bên ngoài, gây nứt hay rách ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn ngoài việc khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu còn có thể gây ra nhiễm trùng và tạo nên ổ áp xe rất nguy hiểm, nặng hơn là rò hậu môn.
  • Tắc ruột: Nếu đại tràng tích trữ phân lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Trẻ có biểu hiện đau bụng liên tục, chướng bụng, không đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn.
  • Bệnh trĩ: Đây cũng là biến chứng khi trẻ bị táo bón cần lưu ý. Táo bón lâu ngày cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể và khiến trẻ bị trĩ, sa trực tràng.

Táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như thế nào

Nứt kẽ hậu môn, trĩ hay thậm chí là tắc ruột có nguy cơ xảy ra khi con bị táo bón

Các biện pháp giải quyết tình trạng táo bón cho trẻ

Khi thấy trẻ bị khó đi ngoài, bố mẹ có thể áp dụng một số cách chữa táo bón đơn giản tại nhà sau đây:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để thải độc cơ thể, làm mềm khối phân, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa và đào thải tự nhiên ra ngoài cơ thể.
  • Bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau xanh, hoa quả mọng nước, dồi dào vitamin và khoáng chất để làm mềm, xốp khối phân, thúc đẩy trẻ đi ngoài nhanh chóng.
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng hỗ trợ trẻ tiêu hóa nhanh, tăng nhu động ruột và nhuận tràng hơn.
  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên ngoài trời để tăng tuần hoàn máu, tăng nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón.
  • Sử dụng men vi sinh cho trẻ bị táo bón để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con. Bởi việc bổ sung sớm các vi khuẩn có lợi sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột cũng như khắc phục các dấu hiệu tiêu hóa kém như táo bón, chướng bụng, khó tiêu.. Trẻ dùng men vi sinh thường xuyên cũng giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng và giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như thế nào

Sử dụng men vi sinh là giải pháp giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Qua bài viết trên, bố mẹ đã thấy táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như thế nào rồi. Để phòng tránh bệnh lý táo bón xảy ra, bố mẹ cần duy trì cho con thói quen ăn ngủ, sinh hoạt điều độ, đồng thời bổ sung men vi sinh mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón cũng như các bệnh đường ruột khác.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ