Tại sao khi tập ăn dặm trẻ hay bị bệnh đường tiêu hóa?

Trẻ bắt đầu tập ăn dặm có nguy cơ gặp các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,…Lúc này, mẹ cần bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho trẻ hay bị bệnh đường tiêu hóa khi tập ăn dặm.

Nguyên nhân trẻ hay bị bệnh đường tiêu hóa khi tập ăn dặm

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bất thường về chức năng dạ dày. Tình trạng này xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân như bệnh lý của cơ thể, dùng thuốc…, đặc biệt là do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của bé khi bắt đầu ăn dặm. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống…

Tại sao khi tập ăn dặm trẻ hay bị bệnh đường tiêu hóa?

Trẻ bắt đầu tập ăn dặm có nguy cơ gặp các bệnh đường tiêu hóa như dị ứng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón,…

Một số nguyên nhân khiến trẻ tập ăn dặm hay bị rối loạn tiêu hóa như:

  • Chế độ ăn bị thay đổi: Khi bước qua tháng thứ 6, bé bắt đầu được thay đổi chế độ ăn sang các thức ăn đặc hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và vận động. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn. Nếu đường ruột bé phải làm việc quá tải, hệ vi sinh dễ bị mất cân bằng và rất dễ xảy ra trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa.
  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến đường ruột như mất cân bằng vi sinh, khó tiêu, đau bụng… gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do khi trẻ chưa đủ 6 tháng, hệ tiêu hóa còn yếu và chưa sản sinh được nhiều men amylase và ptyalin ở nước bọt nên chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
  • Khẩu phần ăn quá nhiều: Lượng thức ăn nạp vào cơ thể vượt quá khả năng tiêu hóa của dạ dày sẽ khiến cơ thể trẻ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng khiến bé đi ngoài phân sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột. Vì vậy, quan niệm “cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt” cần được thay đổi.
  • Thực phẩm ăn dặm quá giàu đạm: Ở thời kỳ hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, nếu chế độ ăn nhiều đạm sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng hoặc tiêu chảy ở trẻ. Bởi các loại thực phẩm có thành phần giàu chất đạm khiến hệ tiêu hóa cần thời gian dài để xử lý và hấp thụ hoàn toàn.

Mẹ nên lưu ý gì khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm để có hệ tiêu hóa tốt?

Không cho trẻ ăn dặm quá sớm:

Các mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời. Mẹ chỉ cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 trở đi khi nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên và hệ tiêu hóa đã đủ khả năng tiêu hóa các loại thức ăn phức tạp hơn ngoài sữa mẹ.

Tuy nhiên, ăn dặm chỉ giúp bé làm quen với mùi vị thực phẩm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé.

Thực đơn ăn dặm phải đảm bảo đủ chất:

Tại sao khi tập ăn dặm trẻ hay bị bệnh đường tiêu hóa?

Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất

Mẹ cần bổ sung cho trẻ khi tập ăn dặm đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: Vitamin và khoáng chất, bột đường, đạm, chất béo. Mẹ cần cân đối thức ăn sao cho đảm bảo thực đơn đầy đủ dưỡng chất giúp cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ.

  • Vitamin, chất xơ chủ yếu từ rau củ quả như rau đay, súp lơ xanh, cải bó xôi…
  • Chất đạm nên ưu tiên nguồn đạm giàu sắt và ít gây dị ứng trước, sau đó lần lượt bổ sung các nguồn khác như thịt heo, thịt bò, thịt gà,…
  • Tinh bột: Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, gạo là lựa chọn phù hợp. Khi trẻ quen, mẹ có thể cho con ăn bún, phở…
  • Chất béo: Các mẹ nên bổ sung chất béo từ dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, mỡ gà, mỡ cá, phô mai,…

Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn:

  • Ăn từ loãng đến đặc: Bé ban đầu chỉ bú sữa mẹ, là một loại thức ăn dạng lỏng. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn từ thức ăn loãng để giúp trẻ làm quen với thức ăn mới và hệ tiêu hóa của bé cũng bắt nhịp kịp, hấp thu tốt hơn.
  • Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Ban đầu, mẹ nên cho trẻ ăn dặm với các loại thức ăn có vị ngọt giống với vị của sữa mẹ như bột ngũ cốc gạo sữa để giúp trẻ làm quen dần với hương vị khác. Sau đó, mẹ có thể chuyển dần sang các món mặn cho trẻ thích nghi dần dần..

Đừng ép trẻ ăn

Khi mới tập ăn dặm, trẻ không nên quá nhiều vì có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động quá sức và dẫn đến nhiều vấn đề khác.

Trong những bữa ăn đầu tiên, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1-2 muỗng bột, sau đó tăng dần số lượng thức ăn lên 1/3 chén rồi nửa chén. Đồng thời, số bữa ăn của trẻ cũng sẽ dần tăng lên. Lúc đầu, bé chỉ nên ăn một bữa mỗi ngày, sau đó thì tăng thêm cho đến khi trẻ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày. Nếu trẻ không hợp tác, mẹ hãy ngưng việc ăn dặm khoảng 5 – 7 ngày, sau đó chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tiếp tục cho bé ăn dặm.

Bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ ăn dặm hạn chế nguy cơ bị bệnh đường tiêu hóa 

Trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm thường gặp các bệnh đường tiêu hóa thường do khả năng phân hủy, chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế. Mẹ có thể chọn cho trẻ loại men vi sinh chứa lợi khuẩn probiotic phù hợp. Điều này sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn nhanh chóng, kích thích tiết enzyme đa dạng hơn để tăng cường hệ tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn, đồng thời thúc đẩy tiết kháng thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của hại khuẩn gây bệnh.

Tại sao khi tập ăn dặm trẻ hay bị bệnh đường tiêu hóa?

Bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ khi tập ăn dặm

Khi trẻ tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống men vi sinh từ 12 ngày đến 3 tháng để trẻ có hệ tiêu hóa tốt. Đặc biệt, mẹ cần chọn loại men vi sinh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín để được đảm bảo chất lượng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ