Ruột kích thích là bệnh gì? Làm gì để cải thiện và ngừa tái phát?

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng xảy ra ở nhiều trẻ nhỏ, với triệu chứng điển hình là đau thắt vùng bụng và tái phát nhiều lần, kèm theo cảm giác khó chịu. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ ruột kích thích là bệnh gì và làm thế nào để cải thiện tình trạng của bé.

Tìm hiểu hiện tượng ruột kích thích là bệnh gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở trẻ em là một dạng rối loạn tiêu hóa mà không có tổn thương niêm mạc ruột. Cơ quan tiêu hóa của trẻ nhỏ sẽ nhạy cảm hơn so với người lớn. Thức ăn sẽ đi từ thực quản tới đại tràng nhờ sự hoạt động của nhu động ruột. Khi nhu động ruột ở trẻ bị rối loạn, tăng hay giảm nhu động ruột sẽ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn hay di chuyển nhanh hơn, làm cho trẻ bị đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón..

Có khoảng từ 5-20% trẻ bị hội chứng ruột kích thích, và con số này cũng tương đương với tỉ lệ % ở người trưởng thành. Trẻ có tiền sử đau bụng nhiều lần tái phát có nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích ở tuổi vị thành niên và trưởng thành.

Ruột kích thích là bệnh gì? Làm gì để cải thiện và ngừa tái phát?

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ

Các biện pháp để cải thiện ruột kích thích của trẻ

Các biện pháp điều trị ruột kích thích tập trung vào chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống khoa học và kết hợp với sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phục hồi, cải thiện chức năng của đại tràng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khao học, cần bổ sung thực phẩm gì và tránh gì để không gây dị ứng.

Bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa ruột kích thích ở trẻ như sau:

  • Tăng cường men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Việc duy trì cho con dùng men vi sinh mỗi ngày là cách cải thiện, giảm nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa và bệnh ruột kích thích.

Ruột kích thích là bệnh gì? Làm gì để cải thiện và ngừa tái phát?

Tăng cường men vi sinh cho trẻ để ổn định sức khỏe đường ruột, khắc phục dấu hiệu tiêu hóa kém

  • Thay đổi khẩu phần ăn của trẻ theo chế độ FODMAP, giảm bớt carbohydrate khó tiêu ra khỏi khẩu phần ăn của bé.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa, thực phẩm giàu chất béo, sữa và sản phẩm từ sữa có chứa lactose (trường hợp cơ thể trẻ không dung nạp lactose), tránh cho trẻ ăn bánh kẹo, chất làm ngọt nhân tạo.
  • Giúp trẻ thoải mái, thư giãn, chơi thể thao và chăm sóc sức khỏe tinh thần của bé, không để con bị căng thẳng và stress quá mức.
  • Chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ để con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Phòng tránh tình trạng ruột kích thích tái phát thế nào?

Hiện nay bệnh ruột kích thích chưa tìm ra cách điều trị triệt để, bố mẹ hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh dưới đây để bệnh không tái phát. Điều quan trọng là cần giúp trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng và thói quen sống lành mạnh, cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn như sau:

  • Cho trẻ dùng men vi sinh đầy đủ với hàm lượng tiêu chuẩn, lựa chọn sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc, chất lượng rõ ràng để bổ sung cho con.
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, không bỏ bữa, cho trẻ ăn điều độ.
  • Hướng dẫn trẻ nhai kỹ, tập trung vào bữa ăn. Không cho con xem tivi và điện thoại khi ăn.
  • Hạn chế không cho trẻ ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
  • Giúp trẻ thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và tập luyện thể thao mỗi ngày.

Ruột kích thích là bệnh gì? Làm gì để cải thiện và ngừa tái phát?

Để trẻ được vận động nhiều hơn trong ngày, tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu rõ ruột kích thích là bệnh gì và làm thế nào để cải thiện, phòng tránh bệnh tái phát rồi. Bí quyết cho một đường ruột khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng phù hợp và có lối sống khoa học, bố mẹ hãy giúp trẻ thực hiện được điều này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ