Phương pháp xử lý và ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn chỉnh. Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ có thể do mẹ cho bé ăn chưa đúng cách, thức ăn không phù hợp. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của bé bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày…làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Dưới đây là phương pháp xử lý và ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ mẹ cần nắm được.

Hiện tượng nôn, trớ ở trẻ là gì?

Phương pháp xử lý và ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ

Hiện tượng nôn, trớ ở trẻ là gì?

Nôn: Là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng.

Trớ: Là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp xử trí nôn trớ cho trẻ

Phương pháp xử lý và ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ

Phương pháp xử trí nôn trớ cho trẻ

Khi trẻ nôn trớ, mẹ cần nhanh trí xử lý theo hướng dẫn sau đây:

  • Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong khoang miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn gạc mềm vào đầu ngón tay và thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
  • Khum bàn tay vỗ nhẹ hai bên lưng để trấn an trẻ đồng thời để giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
  • Tuyệt đối không bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn trớ để tránh làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi. Nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy từ từ.
  • Lau mặt, phần cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay áo quần bị dính bẩn chất nôn.
  • Nếu trẻ bị nôn khi ngủ, mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng, kê cao đầu, luôn để thân mình phía trên cao hơn để tránh hiện tượng trào ngược.
  • Khi bé đã ngừng nôn trớ, hãy cho trẻ uống một chút nước ấm hoặc nước điện giải oresol. Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng ấm từng chút một. Gừng có tác dụng giúp ổn định đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn.
  • Sau đó, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoặc bú bình nhưng cần cho trẻ bú từ từ. Với các bé lớn, đã ăn dặm,… sau vài giờ khi trẻ không còn nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng nên bắt đầu với các thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Cho trẻ đi ngủ, không được tự ý dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Phương pháp ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ

Phương pháp xử lý và ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ

Phương pháp ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ

Để ngăn ngừa hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ có thể thực hiện cách chăm sóc bé theo hướng dẫn dưới đây:

  • Mẹ có thể giúp bé giảm thiểu tình trạng này bằng cách chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày để giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Cho trẻ bú từ từ từng ít một, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá no.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, ngậm bắt vú mẹ đúng cách.
  • Khi bé bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và cho sữa ngập núm vú bình để tránh việc bé nuốt phải không khí khi bú. Nên chọn núm vú cao su có lỗ vừa phải, không quá nhỏ hay quá lớn.
  • Khi bé bú xong, không đặt bé nằm ngay lập tức, thay vào đó hãy bế bé khoảng 10-15 phút và vỗ ợ hơi để giúp tống bớt lượng khí thừa từ trong dạ dày ra ngoài, tránh khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Tránh để trẻ quá đói trước khi ăn, bởi vì khi quá đói, trẻ thường bú quá nhanh sẽ dễ nuốt phải không khí hơn.
  • Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng quanh rốn của bé giúp làm giảm co bóp dạ dày, hạn chế hiện tượng nôn trớ. Hoặc massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng để giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ tiêu hóa tốt và bài tiết phân đều đặn hàng ngày, giảm chướng bụng, đầy hơi và nôn trớ.
  • Không cho trẻ mặc quần áo hoặc quấn tã quá chật để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Sau khi đã điều chỉnh cách chăm sóc mà hiện tượng nôn trớ ở trẻ vẫn không cải thiện, kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt cao, phát ban, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, khó thở, nôn kèm theo máu hoặc dịch mật (xanh, vàng), đau bụng quằn quại, tiêu chảy,… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và và xử trí kịp thời. Tuyệt đối không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột, viêm màng não, dị ứng sữa, đồ ăn,…

Ngoài ra, một phương pháp an toàn để xử lý cũng như ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ hiệu quả được các chuyên gia khuyên cha mẹ áp dụng đó là bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh từ sớm. Đây có thể được coi là một trong những cách chữa nôn trớ ở trẻ hiệu quả và an toàn mà bố mẹ có thể áp dụng tại nhà. 

Phương pháp xử lý và ngăn ngừa nôn trớ cho trẻ

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Phương pháp này giúp hệ vi sinh đường ruột của con được cân bằng, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, các lợi khuẩn cũng ức chế và kìm hãm ảnh hưởng của hại khuẩn. Từ đó ngăn không cho hại khuẩn gây bệnh, ngăn nguy cơ trẻ bị ọe, trớ, nôn, ọc sữa do tiêu chảy hoặc một số bệnh đường tiêu hóa khác… hiệu quả.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ