Phòng tránh đầy hơi ở trẻ và những điều mẹ cần lưu ý!
Đầy hơi chướng bụng là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi hệ tiêu hóa của bé chưa đạt tới độ phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên tình trạng này lại khiến nhiều phụ huynh lo lắng và băn khoăn làm sao để phòng tránh đầy hơi ở trẻ. Mời bố mẹ đọc ngay bài sau để làm rõ vấn đề này.
Các biện pháp phòng tránh đầy hơi ở trẻ bố mẹ nên biết
Đầy hơi, đầy bụng là hiện tượng bụng trẻ căng tròn, to lên do bị tích tụ khí bên trong dạ dày và ruột non, gây căng bụng, khó chịu. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng này xảy ra do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và sản sinh nhiều khí hơn người lớn. Đây cũng là một trong những vấn đề tiêu hóa của trẻ rất hay gặp phải. Để phòng tránh đầy hơi ở trẻ, mẹ có thể thực hiện những cách sau đây:
Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu:Thực hiện cho con bú trong 6 tháng đầu đời là điều hết sức quan trọng. Nếu sữa mẹ quá nhiều, mẹ có thể vắt ra và cho bé bú bằng bình hay ăn bằng thìa. Trường hợp cho trẻ bú bình cần cho con bú lượng vừa đủ, không ép bé ăn hoặc cho con ăn liên tục.
Cho bé bú ít nhất 6 tháng đầu đời và chú ý cho con bú đúng tư thế
Massage bụng trẻ:Thực hiện massage vùng bụng bé sau khi cho con bú hoặc ăn khoảng 30 phút sẽ giúp làm giảm lượng khí, kiểm soát tình trạng chướng bụng, đầy bụng, khó chịu. Mẹ hãy lấy đầu ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ từ 8-10 lần để cải thiện triệu chứng căng chướng bụng của trẻ.
Vỗ ợ hơi cho trẻ:Vỗ ợ hơi là biện pháp đẩy khí ra bên ngoài cho trẻ hiệu quả để phòng tránh đầy bụng cho con. Sau khi bé bú xong, mẹ hãy bế trẻ dựng đứng sao cho đầu bé ngả vào vai mẹ, hay tay duỗi sang hai bên. Dùng một tay ôm mông, một tay xoa lưng theo chiều kim đồng hỗ. Vỗ nhẹ nhàng lưng bé để con ợ hơi ra ngoài.
Thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi con ăn xong để tránh đầy hơi chướng bụng
Giúp trẻ xì hơi: Biện pháp đơn giản tống khí thừa ra bên ngoài và giúp trẻ dễ chịu hơn là cho trẻ tập động tác đạp xe. Mẹ hãy cho trẻ nằm ngửa, nắm chặt phần chân trẻ gần đầu gối, từ từ đẩy 1 chân lên ngực, chân kia xuống dưới và sau đó đổi bên để lượng khí trong bụng bé được đẩy ra hết bên ngoài.
Cho bé bú đúng tư thế: Khi trẻ bú mẹ con có thể nuốt một lượng lớn không khí vào gây đầy bụng, chướng bụng. Do đó, khi cho bé bú mẹ cần giữ đầu bé cao hơn dạ dày. Nếu trẻ bú bình thì cần nghiêng bình sữa 1 góc 45 độ để sữa ngậm núm vú, hạn chế lượng khí trẻ nuốt phải.
Lựa chọn loại sữa thân thiện với hệ tiêu hóa: Trẻ có thể bị đầy hơi, chướng bụng do dị ứng với đạm trong sữa. Với trẻ bị đầy hơi do uống sữa công thức, mẹ nên đổi sữa cho con. Trường hợp bé bú mẹ thì mẹ cần thay đổi chế độ ăn hàng ngày, hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy bụng như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, đồ uống có ga..
Uống nước ấm ngâm vỏ quýt và cam:Vỏ quýt, vỏ cam sau khi phơi khô sẽ có tác dụng chứa đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu. Mẹ hãy cho trẻ uống nước ấm ngâm vỏ cam, quýt để chữa đầy bụng cho con.
Ngoài các biện pháp như trên, để phòng tránh đầy hơi ở trẻ hiệu quả, bố mẹ nên sử dụng kết hợp men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên. Men vi sinh sẽ cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ, giúp con nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh đặc biệt với những bé bị tiêu hóa kém, lười ăn, biếng ăn, kém hấp thu dinh dưỡng. Bố mẹ hãy thường xuyên cho trẻ dùng men vi sinh để phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột gây ra đầy hơi, chướng bụng và các vấn đề tiêu hóa khác trẻ có thể gặp phải.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Khi nào trẻ bị đầy hơi cần sự can thiệp của bác sĩ?
Thông thường tình trạng đầy hơi chướng bụng sẽ tự khỏi, không cần tác động gì thêm. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp thì các vấn đề nghiêm trọng của hệ tiêu hóa cũng có thể khiến trẻ bị đầy hơi. Bố mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu thấy bé có các biểu hiện như sau:
Trẻ nôn ói, không đi ngoài ra phân hay có máu ở trong phân.
Trẻ cáu gắt nhiều. Nếu mẹ không thể xoa dịu bé thì cần cho con đi khám để xem con gặp vấn đề gì.
Trẻ sốt cao. Nếu bé bị sốt dưới 3 tháng tuổi thì cần đưa bé gặp bác sĩ ngay.
Phòng tránh đầy hơi ở trẻ là điều cần thiết. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết trên, bố mẹ đã biết cách phải làm sao để giúp con ngăn ngừa các triệu chứng này và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.