Phòng táo bón cho trẻ, điều mẹ cần lưu ý!

Tình trạng táo bón lâu ngày có thể khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, lâu dần dẫn tới suy dinh dưỡng và chậm lớn. Vì vậy, phụ huynh cần nắm rõ những cách phòng táo bón cho trẻ để hạn chế tình trạng này một cách hiệu quả. Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau đây.

Táo bón ở trẻ em là gì?

Táo bón là vấn đề hệ tiêu hóa hay gặp nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 0-5 tuổi. Vận động đường ruột của trẻ khó khăn dẫn tới tình trạng khó đi ngoài, phân khô cứng, trẻ đi vệ sinh phải rặn mạnh, thời gian đi vệ sinh lâu hơn và số lần đi nặng ít hơn bình thường..

Trẻ được chẩn đoán bị táo bón nếu tần suất đi ngoài của bé ít hơn 3 lần/tuần (với trẻ sơ sinh là ít hơn 2 lần/ngày). Khi đi ngoài, trẻ cảm thấy đau đớn, căng thẳng do phân khô cứng, cần gắng sức để rặn. Một số trường hợp nghiêm trọng mẹ có thể thấy trong phân của trẻ lẫn máu.

Trên thực tế, 90-95% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng, với nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống ít chất xơ, trẻ không uống đủ nước, thói quen lười vận động, nhịn đi vệ sinh.. Với những bé còn đang trong độ tuổi bú mẹ, trẻ dùng sữa công thức không phù hợp cũng dễ xảy ra táo bón.

Phòng táo bón cho trẻ, điều mẹ cần lưu ý!

Hầu hết các trường hợp trẻ bị táo bón là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Phòng táo bón cho trẻ như thế nào cho đúng? 

Táo bón là một trong những bệnh lý đường ruột dễ gặp phải, vậy mẹ cần đề phòng tình trạng táo bón cho trẻ như thế nào? Dưới đây là cách phòng tránh táo bón cho trẻ hiệu quả để bố mẹ tham khảo:

Phòng tránh táo bón cho trẻ bằng cách thay đổi chế độ ăn

Với những bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm, bố mẹ có thể tăng cường các thực phẩm nhuận tràng chống táo bón cho trẻ như:

  • Rau mồng tơi: Mồng tơi là loại rau có tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc và còn chứa một lượng chất nhầy pectin và tinh bột polysaccharide giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kích thích nhu động ruột và làm mềm phân, đẩy phân ra ngoài dễ hơn.

Phòng táo bón cho trẻ, điều mẹ cần lưu ý!

Bổ sung thêm các loại rau giúp trẻ nhuận tràng như rau mồng tơi

  • Rau dền đỏ: Có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu và được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, táo bón, chữa kiết lỵ ở trẻ.
  • Khoai lang: Là loại củ giàu chất xơ không hòa tan, làm tăng lượng phân, giàu chất xơ và pectin rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Mận: Mận có  hàm lượng chất xơ cao, giàu polyphenol làm tăng lượng chất lỏng trong đường ruột, giúp điều trị táo bón hiệu quả.
  • Thực phẩm có lợi khuẩn: Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ với sữa chua, kẹo dẻo lợi khuẩn hay các thực phẩm có lợi khuẩn khác để cân bằng hệ vi sinh cho trẻ, giúp đường ruột của trẻ khỏe mạnh.

Với những trẻ hay bị táo bón nhưng không thích ăn rau, bố mẹ hãy thay đổi cách chế biến, trình bày các món rau củ với hình dáng hấp dẫn để kích thích trẻ ăn nhiều hơn hoặc làm thành các món sinh tốt, nước ép để trẻ dễ sử dụng.

Phòng tránh táo bón cho trẻ với men vi sinh tăng cường lợi khuẩn

Sử dụng men vi sinh là biện pháp giảm nhanh các dấu hiệu táo bón, khó đi ngoài, đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn.. của trẻ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, được nhiều phụ huynh lựa chọn. Men vi sinh không chỉ cung cấp hàm lượng lợi khuẩn lớn để ổn định sức khỏe đường ruột, đề phòng các bệnh lý hệ tiêu hóa hay gặp mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Bố mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ ít nhất trong 3 tháng để thấy hiệu quả và phòng ngừa táo bón ở trẻ.

Phòng táo bón cho trẻ, điều mẹ cần lưu ý!

InfaBiotix- Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Phòng tránh táo bón cho trẻ bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Thực hiện những thói quen sinh hoạt lành mạnh dưới đây, trẻ sẽ có sức khỏe tốt hơn và giảm nguy cơ bị táo bón:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Táo bón xảy ra ở trẻ nhỏ thường do cơ thể mất nước, vì vậy mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giữ nước trong cơ thể bé.
  • Để trẻ vận động nhiều: Là cách phòng tránh táo bón an toàn, vận động không chỉ giúp ruột của trẻ được chuyển động, hỗ trợ điều trị táo bón mà còn nâng cao sức khỏe của bé.
  • Thiết lập giờ đi vệ sinh: Mẹ nên khuyến khích trẻ đi vệ sinh tại một thời điểm trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn xong để tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho bé, giúp trẻ ít bị táo bón.

Phòng táo bón cho trẻ, điều mẹ cần lưu ý!

Thực hiện massage bụng để kích thích nhu động ruột của bé

  • Massage bụng trẻ: Thực hiện massage bụng trẻ hàng ngày giúp bé tiêu hóa tốt hơn, để con đi ngoài dễ dàng hơn và chống táo bón cho bé.

Với những biện pháp phòng táo bón cho trẻ như trên, mẹ sẽ thấy bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý đường ruột, điển hình là táo bón.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ