Phòng ngừa táo bón cho trẻ bằng cách nào hiệu quả?
Tuy bệnh táo bón không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ em nhưng cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy mẹ có biết phòng ngừa táo bón cho trẻ bằng cách nào hiệu quả?
Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em
Thông thườngtrẻ nhỏ bị táo bón khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, bị cứng và khô khiến bé khó đi ngoài. Có nhiều nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ, bao gồm:
Nhịn đi vệ sinh: Trẻ nhịn đi vệ sinh có thể vì sợ phải đi vệ sinh hoặc không muốn nghỉ chơi. Bên cạnh đó, nếu trẻ đi vệ sinh bị đau sẽ làm cho trẻ nhịn đi ngoài.
Việc nhịn đi vệ sinh có thể khiến cho trẻ bị táo bón, khó đi ngoài
Tập đi vệ sinh không phù hợp: Trường hợp trẻ được tập đi vệ sinh quá sớm, tập đi không đúng cách có thể làm cho con phản kháng và nhịn đi đại tiền, dần trở thành thói quen khó thay đổi.
Thay đổi chế độ ăn: Một chế độ ăn bị thiếu trái cây, rau củ giàu chất xơ hoặc trẻ uống ít nước có thể làm cho con bị táo bón.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Trẻ bị căng thẳng, thay đổi môi trường học, đi du lịch… có thói quen sinh hoạt thay đổi cũng ảnh hưởng tới chức năng đường ruột và làm cho bé bị táo bón.
Dị ứng đạm sữa bò: Dị ứng sữa bò hay tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (như phô mai, sữa bò) có thể làm trẻ táo bón.
Tiền sử gia đinh: Trẻ sống trong gia đình có thành viên bị táo bón có nguy cơ táo bón cao hơn, do các yếu tố di truyền hoặc do môi trường chung.
Thuốc: Những loại thuốc gây ra táo bón như bổ sung sắt, thuốc giảm đau… Trẻ uống kháng sinh kéo dài cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và khiến cho con bị rối loạn tiêu hóa, táo bón.
Phòng ngừa táo bón cho trẻ bằng cách nào hiệu quả?
Để phòng ngừa táo bón cho trẻ, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
Sắp xếp cho trẻ một chế độ ăn giàu chất xơ với các loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì để giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt, tạo điều kiện cho bé đi đại tiện dễ dàng hơn. Trường hợp trẻ không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, có thể bổ sung trước một lượng nhỏ hoặc thay đổi cách chế biến để con hứng thú hơn trong ăn uống.
Tăng cường thêm thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn của bé
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tạo thói quen tốt cho trẻ. Những trẻ không thích uống nước lọc có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây pha loãng, sữa, canh dinh dưỡng…
Nhắc trẻ hoạt động thể chất nhiều hơn để kích thích chức năng của ruột.
Tạo thói que đi vệ sinh cho bé. Hướng dẫn con đi vệ sinh sau khi ăn xong. Bố mẹ nên giúp trẻ có được tư thế thoải mái khi đi vệ sinh (dùng bô phù hợp với lứa tuổi hay dùng ghế bậc thang, bệ ngồi toilet).
Nhắc trẻ đi vệ sinh và không được nhịn đi ngoài. Một số bé mải chơi mà phớt lờ cảm giác muốn đi tiêu, nếu thường xuyên xảy ra có thể gây ra tình trạng táo bón.
Dùng thuốc kháng sinh kéo dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm bé rối loạn tiêu hóa và bị táo bón. Bố mẹ nên bổ sung thêm probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn để cung cấp hàm lượng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, ổn định chức năng đường ruột, giúp trẻ nhuận tràng để đi ngoài dễ hơn. Dùng men vi sinh đều đặn mỗi ngày cũng giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ hiệu quả.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Tuy bệnh táo bón ở trẻ nhỏ không quá nghiêm trọng nhưng nếu không thực hiện điều trị sớm có thể khiến cho con gặp các biến chứng ở trực tràng và hậu môn, ảnh hưởng tới cuộc sống và tâm lý của con. Bố mẹ hãy thực hiện các cách phòng ngừa táo bón cho trẻ để giúp con tránh xa bệnh lý này.