Phân sống ở trẻ em – Biểu hiện của trẻ kém hấp thu

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với các biểu hiện thường thấy là đi ngoài phân sống ở trẻ em. Trẻ đi ngoài phân sống cũng là biểu hiện kém hấp thu dinh dưỡng, kéo dài khiến con chậm lớn, chậm phát triển, còi xương.. Bố mẹ cần tìm ra biện pháp khắc phục sớm giúp trẻ cải thiện tình trạng này.

Vì sao tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ em là biểu hiện kém hấp thu?

Đi ngoài phân sống ở trẻ em là hiện tượng phân trẻ có màu xanh ngả vàng, đi ngoài nước riêng, phân riêng, phân lợn cợn, có chất nhầy, đôi khi lẫn nhiều mẩu thức ăn đào thải ra bên ngoài cùng phân. Biểu hiện đi ngoài phân sống là dấu hiệu trẻ kém hấp thu dinh dưỡng bởi lúc này thức ăn nạp vào cơ thể không được tiêu hóa hết, gây ra hiện tượng kém hấp thu chất dinh dưỡng, khiến trẻ bị gầy yếu, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, kém vận động, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện sau này.

Phân sống ở trẻ em - Biểu hiện của trẻ kém hấp thu

Đi ngoài phân sống là dấu hiệu trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Biểu hiện đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ có đáng lo?

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu trẻ đi ngoài phân sống từ 1-3 lần/ngày thì cũng không có gì đáng lo, chỉ cần chăm sóc trẻ cẩn thận, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp là con sẽ tự phục hồi, đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Trường hợp trẻ đi ngoài phân sống hơn 10 lần/ngày, mẹ cần nghĩ ngay tới trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp và đưa con tới bệnh viện để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy khi thấy trẻ đi ngoài phân sống bởi thức ăn dư thừa bị giữ lại trong ruột không được bài tiết ra ngoài có nguy cơ gây tắc ruột. Trẻ đi ngoài nhiều lần có biểu hiện thiếu nước, bố mẹ cần bù nước và điện giải cho trẻ, theo dõi sát sao các biểu hiện của con.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống

Để cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ em, bố mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn dinh dưỡng của con một cách khoa học, lành mạnh. Chú ý một số điều như sau:

  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm từ tháng thứ 7 cần cho trẻ ăn từ từ từng chút một, pha loãng bột, cháo từ loãng tới đặc để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần với chế độ ăn chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn tinh bột.

Phân sống ở trẻ em - Biểu hiện của trẻ kém hấp thu

Cho trẻ ăn dặm với thức ăn dạng lỏng và tăng dần độ thô

  • Lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa như cháo ninh nhừ với thịt gà, thịt bò hoặc thịt thăn, cà rốt, bí đỏ, khoai tây.. Tạm thời ngừng cho trẻ ăn đồ tanh như cá, tôm, cua, lươn.. khi con bị đi ngoài phân sống và mẹ có thể cho trẻ ăn trở lại khi con tiêu hóa bình thường.
  • Bổ sung những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua vào các bữa phụ để nạp thêm lợi khuẩn đường ruột, kích thích tiêu hóa tốt hơn.
  • Nên cho trẻ ăn các món nấu nhừ, băm nhỏ và chia thành nhiều bữa trong ngày, bố mẹ không nên bắt con ăn quá nhiều trong một bữa. Theo dõi trẻ sau mỗi bữa ăn để biết được sức khỏe đường ruột của con thông qua tình trạng phân
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh, ức chế hại khuẩn sinh sôi để khắc phục các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột nhanh chóng. Nhờ vậy trẻ cũng sớm chấm dứt tình trạng đi ngoài phân sống.

Phân sống ở trẻ em - Biểu hiện của trẻ kém hấp thu

Bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho bé giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa với men vi sinh

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy biểu hiện đi ngoài phân sống ở trẻ em bởi đây là hiện tượng khá phổ biến ở lứa tuổi này. Chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn khoa học và chăm sóc trẻ kỹ lưỡng, bổ sung men vi sinh đều đặn mỗi ngày, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ khỏe mạnh trở lại và phòng tránh hiệu quả các bệnh lý đường ruột về sau.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ