Phân sống là bệnh gì? Những điều mẹ cần biết về tình trạng phân sống ở trẻ
Đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng tái phát lại nhiều lần, ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Để hiểu rõ tình trạng này, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu phân sống là bệnh gì, nguyên nhân do đâu qua bài sau.
Phân sống là bệnh gì?
Có thể bố mẹ đã nghe nói nhiều về biểu hiện đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ, tuy nhiên phân sống là bệnh gì? Phân sống là tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn làm cho phân đào thải ra bên ngoài có hiện tượng lổn nhổn, lợn cợn với mùi chua khó chịu. Khi đó phân nát, sền sệt và không thành khuôn, có thể quan sát thấy nhiều mảnh thức ăn, sợi rau, vụn thực phẩm của các bữa ăn trước đó.
Thức ăn chưa được tiêu hóa hết đã bị bài tiết ra ngoài khiến cho cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, nếu kéo dài có thể khiến trẻ bị kém hấp thu, suy dinh dưỡng, còi xương.
Đi ngoài phân sống là biểu hiện không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng phân sống ở trẻ
Đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân khiến con chậm lớn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị đi ngoài phân sống, cụ thể gồm:
Dùng kháng sinh dài ngày: Nhiều bệnh lý cần tới việc trị liệu bằng kháng sinh như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi.. vô tình tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, khiến cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng và làm trẻ đi ngoài phân sống.
Dùng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột và xảy ra hiện tượng phân sống
Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức: Trong nhiều trường hợp mẹ bị thiếu sữa và sử dụng sữa công thức cho trẻ như sữa bò, sữa dê.. có chứa hàm lượng đạm cao, khiến cho cơ thể con không hấp thu được hết và gây ra hiện tượng tiêu chảy phân sống ở trẻ. Hàm lượng đạm hợp lý trong sữa công thức chỉ nên ở mức 14-15%.
Cho trẻ ăn dặm sớm:Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa của con còn non nớt, dễ tổn thương và chưa thể tiêu hóa các thực phẩm cứng ngoài sữa mẹ sẽ khiến trẻ đi ngoài phân sống. Bởi vậy, mẹ cần lưu ý chỉ cho con ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi.
Nhiễm khuẩn đường ruột:Môi trường sống của trẻ không đảm bảo vệ sinh khiến cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ gây nên những biểu hiện tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống..
Do một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ bị đi ngoài phân sống gồm có viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng..
Cách cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ em
Trẻ đi ngoài phân sống sẽ tác động xấu tới sức khỏe đường ruột, khiến con mệt mỏi, chán ăn, kém hấp thu, chậm lớn.. ảnh hưởng tới khả năng phát triển toàn diện của trẻ. Bố mẹ nên thực hiện sớm các biện pháp xử lý kịp thời để cải thiện tình trạng này như sau:
Cho trẻ uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, ổn định hệ vi sinh cũng như nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giải quyết các dấu hiệu loạn khuẩn đường ruột trong đó có đi ngoài phân sống. Dùng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách phòng tránh các bệnh đường ruột hiệu quả.
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa của trẻ đi ngoài phân sống với men vi sinh
Theo dõi tình trạng phân, số lần đi ngoài một ngày của trẻ và các biểu hiện khác nếu có. Trẻ bị đi ngoài phân sống nếu con đi với tần suất 1-3 lần/ngày. Trong trường hợp trẻ đi ngoài hơn 10 lần/ngày, có thể con đã bị tiêu chảy cấp.
Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, cân bằng các nhóm chất cần thiết với đầy đủ tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đạm và giảm chất xơ mà cần sắp xếp lượng thức ăn với thành phần phù hợp cho trẻ.
Không cho trẻ ăn dặm quá sớm khi con chưa đủ 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu ăn dặm, bố mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hóa ở dạng lỏng, mềm, tăng dần độ thô để hệ tiêu hóa làm quen với sự chuyển đổi thức ăn.
Bù nước và điện giải cho trẻ khi con đi ngoài liên tục để tránh tình trạng mất nước.
Bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu phân sống là bệnh gì cũng như nguyên nhân gây bệnh, cách cải thiện ra sao rồi. Chúc bé sớm khỏe lại và sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh.