Xuất hiện một lượng nhỏ phân nhầy ở trẻ sơ sinh thì không phải tình trạng đáng lo ngại nếu không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác. Tuy nhiên trẻ đi phân nhầy cũng có thể cho thấy con đang gặp các bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển lâu dài, bố mẹ cần lưu ý.
Phân nhầy ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ đi ngoài phân nhầy có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường, tuy nhiên cũng có thể là vấn đề tiêu hóa của trẻ mẹ cần lưu ý. Phân nhầy ở trẻ sơ sinh do một số nguyên nhân sau gây ra:
Chất nhầy sinh lý:Chất nhầy từ ruột tiết ra để hỗ trợ nhu động ruột. Trẻ sơ sinh bú mẹ thì phần lớn phân sẽ là chất nhầy bởi có rất ít chất thải được tống ra bên ngoài cơ thể.
Nhiễm trùng:Trẻ đi phân nhầy có thể do hệ tiêu hóa bị tổn thương bởi vi khuẩn Salmonella hay E.Coli, gây chảy máu hay có nhiều chất nhầy trong phân, kèm theo triệu chứng tiêu chảy, nôn ói, sốt, chướng bụng..
Trẻ đi ngoài phân nhầy có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hệ tiêu hóa
Dị ứng với chế độ ăn uống của mẹ: Trẻ có thể bị dị ứng bởi một số thực phẩm mà mẹ nạp vào cơ thể, bởi hệ tiêu hóa của con chưa phát triển nên có thể bé không dung nạp được sản phẩm từ sữa hay các thức ăn cay, nóng. Các triệu chứng khác của dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh bú mẹ là đầy hơi, nôn trớ, quấy khóc.
Dị ứng với sữa công thức:Một số trường hợp trẻ dị ứng với protein sữa bò có trong sữa công thức. Thông thường các triệu chứng dị ứng sữa công thức sẽ xuất hiện trong vòng 2 tháng đầu đời của trẻ, đặc biệt khi mẹ đổi sang loại sữa mới. Trẻ bị viêm đại tràng dị ứng có thể kèm theo nôn trớ, tiêu chảy, dễ quấy khóc.
Lồng ruột: Là dấu hiệu nguy hiểm có thể khiến bé đi phân nhầy, đôi khi lẫn máu trong phân bé. Rối loạn này phổ biến nhất ở trẻ từ 6 tháng tới 3 tuổi và cần phải thực hiện ngoại khoa để khắc phục tình trạng bệnh.
Mọc răng: Nếu trẻ đang trong lứa tuổi mọc răng thì bé đi phân nhầy là bình thường. Trẻ tiết nhiều nước bọt và cơn đau mọc răng có thể kích ứng ruột, tạo nhiều chất nhầy. Bên cạnh đó, nếu nước bọt tiết quá nhiều trong đường tiêu hóa khi bé bị nhiễm trùng thì con cũng có thể đi phân nhầy.
Bệnh xơ nang:Trẻ bị xơ nang cũng có thể có nhiều chất nhầy trong phân, với lớp nhờn có mùi hôi, kèm theo tăng cân kém, chậm phát triển.
Cách điều trị tình trạng này phân nhầy của trẻ
Khi thấy trẻ đi ngoài phân nhầy kéo dài, đặc biệt nếu thấy máu trong phân, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tùy vào triệu chứng cụ thể mà các bác sĩ sẽ hướng dẫn và thực hiện kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân, có các biện pháp điều trị cụ thể.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị cụ thể cho trẻ
Ngoài việc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ có thể thực hiện các phương pháp cải thiện sau cho trẻ tại nhà:
Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày để cân bằng điện giải trong cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Sử dụng loại sữa công thức giàu chất xơ và phù hợp với trẻ.
Tăng cường thêm các thực phẩm giàu chất xơ cho con nếu bé đã tới tuổi ăn dặm.
Cho con ăn thêm sữa chua và các thực phẩm chứa lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa.
Đưa trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu ớt và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan mà cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng của bé. Mẹ cho con bú nên điều chỉnh lại khẩu phần ăn của mình để có dòng sữa mẹ chất lượng.
Ngoài ra, mẹ nên cân nhắc sử dụng thêm men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho trẻ, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe đường ruột của con nhất là với trẻ bị biếng ăn, lười bú, kém hấp thu dinh dưỡng.. Duy trì dùng men vi sinh cũng là cách giúp trẻ tăng sức đề kháng tự nhiên nhanh chóng.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Hiện tượng phân nhầy ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường, cũng có thể cho thấy con đang mắc bệnh nào đó. Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con, nếu thấy trẻ đi ngoài phân nhầy với lượng lớn hay kéo dài thì cần xem lại chế độ ăn của bé, quan sát các triệu chứng bất thường để cho con đi khám kịp thời.