Phân biệt phân có bọt ở trẻ sơ sinh? Làm thế nào cải thiện?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng cần chăm sóc đặc biệt bởi bé chưa thể tự nói ra những vấn đề sức khỏe của bản thân. Bố mẹ cần lưu ý tới mọi biểu hiện đặc biệt là trạng thái phân của bé. Vậy làm thế nào để phân biệt phân có bọt ở trẻ sơ sinh? Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ trả lời câu hỏi này và biết cách cải thiện cho con!
Phân biệt phân có bọt ở trẻ sơ sinh?
Đi ngoài phân có bọt là vấn đề tiêu hóa của trẻ khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng, sợ rằng tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Bố mẹ có biết phân biệt phân có bọt ở trẻ sơ sinh thế nào không?
Trẻ đi ngoài phân có bọt có thể là dấu hiệu con bị tiêu chảy hoặc biểu hiện bệnh lý khác
Trẻ sơ sinh bị đi phân bọt có thể đi ngoài trên 10 lần/ngày, phân hơi lỏng và kèm theo sủi bọt. Ngoài ra, một số biểu hiện đi kèm gồm mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc vô cớ… Ở một số trường hợp, trẻ đi phân bọt nhưng tần suất đi ngoài không nhiều, phân bé không có thêm dấu hiệu bất thường khác, con vẫn bú tốt, vui chơi ăn ngủ bình thường.
Trẻ cũng có thể bị đi ngoài phân lẫn bọt, quấy khóc và sụt cân đột ngột, lúc này có thể trẻ đã bị loạn khuẩn đường ruột, nhiễm trùng hay rối loạn tiêu hóa. Quan sát phân của trẻ trong trường hợp này thấy tính chất phân thay đổi:
Phân màu xanh sẫm, lượng ít và có thể kèm theo chất nhầy.
Phân cứng với chất nhầy bao quanh hoặc kèm máu có thể do bé bị táo bón.
Phân có tính bã đậu, màu xanh, kèm theo dịch nhầy có thể do bé bị nhiễm trùng ruột.
Biện pháp cải thiện tình trạng trẻ đi ngoài phân bọt
Trẻ bị đi ngoài phân có bọt thông thường sẽ tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên bố mẹ vẫn cần theo dõi sức khỏe của bé để kiểm soát tình trạng bệnh. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiện tượng bé đi ngoài phân bọt mẹ có thể áp dụng cho bé yêu.
Lên kế hoạch thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học
Vệ sinh thân thể của trẻ thường xuyên và chú ý thay tã sạch cho bé.
Thực hiện nguyên tắc ăn chín – uống sôi cho bé.
Mẹ cần giữ vệ sinh tay trước khi tiếp xúc với trẻ, trước khi nấu ăn và sau khi thay tã cho bé.
Rửa sạch dụng cụ ăn uống cho con, vệ sinh núm ti, bình sữa và tiệt trùng thật kỹ.
Không tự ý mua và sử dụng thuốc cho bé nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
Chú ý vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên và thay tã sạch cho bé
Sắp xếp chế độ ăn uống của trẻ phù hợp
Mẹ cho con bú cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để dòng sữa mát và chất lượng hơn. Tránh ăn các món tanh, đồ ăn chiên xào dầu mỡ.
Tăng cữ bú cho bé trong ngày để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng khi bé bị đi ngoài phân lỏng, phân bọt.
Có thể đổi sang loại sữa khác phù hợp cho trẻ nếu con bị đi phân bọt khi dùng sữa công thức.
Với trẻ ăn dặm, nên chế biến các món ăn sử dụng thực phẩm tươi ngon, tránh dùng đồ đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn.
Cho con ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa cũng như chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp con dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.
Với những bé có biểu hiện tiêu hoá kém, các mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bổ sung men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho trẻ, hỗ trợ tăng cường tiêu hoá. Điều này giúp tạo tiền đề cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân nhầy do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra. Bố mẹ nên duy trì dùng men vi sinh cho bé đều đặn nhất là khi con đang bị tiêu hóa kém, biếng ăn, chán ăn, kém hấp thu để giúp giải quyết những vấn đề này nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng hiệu quả.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Trên đây là cách phân biệt phân có bọt ở trẻ sơ sinh cũng như các biện pháp giúp cải thiện tình trạng của trẻ hiệu quả. Nếu thực hiện các cách trên nhưng bố mẹ không thấy trẻ thuyên giảm các triệu chứng thì nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.