Nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ, mẹ xử lý như thế nào cho đúng?

Nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, các vấn đề cấp tính liên quan đến mức độ nôn và tiêu chảy gây mất nước điện giải nặng có thể đe dọa tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Mách mẹ cách xử lý cho đúng trong những trường hợp này!

Nguyên nhân trẻ bị nôn và tiêu chảy

Nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ, mẹ xử lý như thế nào cho đúng?

1. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng nôn và tiêu chảy ở trẻ. Khi gặp tình trạng này, trẻ có thể biểu hiện ngay sau ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc. Một số loại vi khuẩn thường sinh trưởng trong thức ăn do chế biến hoặc bảo quản không hợp vệ sinh phải kể đến thương hàn (salmonella). Sau khi có các biểu hiện khó chịu, đau bụng, đi ngoài, các triệu chứng nôn mửa xuất hiện chậm hơn, sau 1-8 giờ.

Trẻ bị ngộ độc có dấu hiệu đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn, tiêu chảy liên tục, có thể kèm sốt nhẹ.

Trong trường hợp này mẹ cần xử lý:

  • Ngừng ngay loại thức ăn nghi nhiễm độc
  • Trấn an trẻ và đánh giá tình trạng của trẻ

+ Trường hợp trẻ nôn nhiều, đau bụng dữ dội và cơ sở y tế gần nhà, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế

+ Nếu cơ sở y tế ở xa mất thời gian di chuyển hoặc mức độ ngộ độc không quá nghiêm trọng như biểu hiện nôn, tiêu chảy ngắt quãng, đau bụng âm ỉ thành cơn, mẹ cần chú ý bổ sung nước và điện giải cho trẻ ngay tại nhà. Nếu có oresol, mẹ pha theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì. Cho trẻ uống từ từ ít một theo nhu cầu và sau mỗi lần đi ngoài.

Trường hợp không có oresol, mẹ có thể tạm thời thay thế bằng cách pha đường, muối. Mẹ chú ý pha theo tỷ lệ 8/1. Với 8 thìa cà phê đường, 1 thì cà phê muối pha trong 1 lít nước. Nếu có nước cháo hoặc nước dừa, mẹ bổ sung thêm một chút muối và cho trẻ uống thay oresol tạm thời.

Sau đó tùy vào tình trạng của trẻ, đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ, mẹ xử lý như thế nào cho đúng?

2. Nguyên nhân do nhiễm Rota virus

Rota virus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Chúng có thể tồn tại nhiều ngày trên bề mặt đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà. Do đó khả năng lây nhiễm rất cao. Sau khi nhiễm rota virus, trẻ thường xuất hiện nôn sau 1-2 ngày. Tiêu chảy xuất hiện sau nôn 6-12 tiếng. Trong những ngày đầu trẻ thường nôn rất nhiều. Nôn kéo dài 2-3 ngày và giảm dần, trong khi tiêu chảy ngày càng tăng. Các biểu hiện khác kèm theo có thể gồm đau bụng, sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi…

Mẹ xử lý thế nào trong trường hợp trẻ nhiễm Rota virus:

  • Rota vi rus có thể tự khỏi sau 3-4 ngày nếu ở thể nhẹ không có biến chứng. Mẹ cần lưu ý bù nước và điện giải ngay khi trẻ bị nôn và tiêu chảy. Nếu trẻ nôn, mẹ cần trấn an và đợi. Sau 10 phút, cho trẻ uống từ từ ít một dung dịch oresol đã pha.
  • Kháng sinh trong trường hợp nhiễm virus này không có tác dụng
  • Cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, thức ăn giữ nước. Mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng, nước ép cà rốt, nấu cà rốt dạng súp hoặc cháo…
  • Khi trẻ có các dấu hiệu sau, đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế

+ Trẻ có dấu hiệu mất nước vừa đến nặng: trẻ lờ đờ, ngủ li bì, khóc không có nước mắt, tiểu rất ít

+ Trẻ nôn nhiều, không thể bổ sung nước bằng đường uống cũng như không ăn được

+ Trẻ sốt và đau bụng nhiều

+ Tình trạng tiêu chảy không hết sau 7 ngày

Mẹ cần làm gì để phòng tình trạng nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ

  • Cho trẻ uống vacxin phòng Rota virus

Đây là biện pháp hữu ích nhất giúp phòng tiêu chảy do rota virus ở trẻ. Hiện nay thị trường Việt Nam có chủ yếu 2 loại vắc xin phòng tiêu chảy do Rota của Bỉ và Mỹ.

+ Vacxin Rotarix của Bỉ: Gồm 2 liều uống. Liều đầu tiên uống lúc 6 tuần tuổi. Sau 4 tuần cho trẻ uống liều thứ 2. Nên cho trẻ uống Rotarix trước 24 tuần tuổi.

+ Vacxin Rotateq của Mỹ: Gồm 3 liều uống. Liều đầu tiên lúc 7-12 tuần tuổi. Mỗi liều sau cách nhau 4 tuần. Cần kết thúc 3 liều trước tuần thứ 32

  • Chú ý vệ sinh khi chế biến và bảo quản thực phẩm cho trẻ. Đặc biệt là thời tiết mùa hè nắng nóng.
  • Khử trùng, lau rửa đồ chơi và những bề mặt trẻ tiếp xúc thường xuyên
  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa cho trẻ

Nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ, mẹ xử lý như thế nào cho đúng?

 Sản phẩm men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hệ vi sinh đường ruột của trẻ vô cùng quan trọng. Các lợi khuẩn và hại khuẩn trong hệ vi sinh cân bằng góp phần giữ ổn định hệ tiêu hóa, cũng như tăng cường miễn dịch. Lúc này, mẹ nên bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột qua chế phẩm men vi sinh cho trẻ. Đặc biệt là với trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, trẻ bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm… Điều này giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và duy trì ổn định chức năng của đường ruột. Nhờ đó tránh được tình trạng rối loạn và các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ như: tiêu chảy, nôn trớ, táo bón,…

Một hệ tiêu hóa ổn định và hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp trẻ đề kháng tốt hơn với những tác nhân gây tiêu chảy, cũng như giảm tình trạng nặng và nhanh chóng hồi phục.

Qua bài viết trên hy vọng giúp mẹ biết thêm những nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ cũng như cách xử lý trong mỗi trường hợp. Chúc hệ tiêu hóa của trẻ ổn định và khỏe mạnh!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ