Nôn ở trẻ nhũ nhi, khi nào cần đi khám?

Trẻ nhũ nhi bị nôn trớ là hiện tượng phổ biến và hầu hết đều không nguy hiểm, chưa cần đi khám. Tuy nhiên, một số trẻ nhũ nhi bị nôn trớ do các yếu tố bệnh lý, cần được đưa đi khám để điều trị, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nôn ở trẻ nhũ nhi, khi nào cần đi khám?

Nôn ở trẻ nhũ nhi, khi nào cần đi khám?

Nôn ở trẻ nhũ nhi, khi nào cần đi khám?

Trẻ nhũ nhi nôn cần được đưa đi khám ngay khi bị nôn đi kèm các dấu hiệu bất thường như:

  • Nôn ra dịch màu xanh hoặc có lẫn máu
  • Nôn liên tục trong 24 giờ trở lên
  • Bỏ bú
  • Sốt cao trên 39 độ
  • Có dấu hiệu mất nước và rối loạn điện giải
  • Ngủ li bì khó đánh thức,…

Tuy nhiên, phần lớn hiện tượng nôn ở trẻ nhũ nhi thường là cấp tính và không gây nguy hiểm. Trẻ bị nôn khi cơ bụng và cơ thành ngực co bóp, đẩy dịch dạ dày lên thực quản và bị trào ra khỏi miệng. Hiện tượng này xảy ra khi não bộ của trẻ có phản ứng với các tác nhân gây kích thích như nhiễm trùng dạ dày – đường ruột, ngộ độc thức ăn, trẻ uống thuốc, di chuyển bằng ô tô, máy bay,…

Lợi ích mà nôn có thể mang lại là có thể loại bỏ hại khuẩn, độc tố,… để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên khi trẻ nhũ nhi nôn vọt thì thường là triệu chứng bệnh lý, cần được khám và kiểm tra bằng các phương pháp chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân trẻ nhũ nhi bị nôn vọt. Bệnh lý gây nôn phổ biến ở trẻ nhũ nhi là hẹp phì đại môn vị, tắc ruột, nhiễm trùng đường ruột, trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng toàn thân,… Trẻ bị nôn ói do bệnh lý cũng thường đi kèm hiện tượng sốt cao,… mẹ bỉm cần chú ý theo dõi.

Nôn ở trẻ nhũ nhi, khi nào cần đi khám?

Trẻ nhũ nhi nôn cần được đưa đi khám ngay khi bị nôn ra dịch màu xanh hoặc có lẫn máu

Trẻ nhũ nhi bị nôn mẹ nên làm gì?

Khi trẻ nhũ nhi bị nôn ói, nếu không có khuyến cáo kiêng cho bú từ bác sĩ, mẹ cần cho con bú bình thường để bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng. Sữa mẹ không chỉ dễ tiêu hóa mà còn có thể cung cấp lợi khuẩn và kháng thể, giúp trẻ nhanh bình phục hơn.

Nếu bé bị nôn ngay sau khi bú mẹ có thể cho con bú nhiều lần, mỗi lần bú trong 5 – 10 phút, khoảng cách giữa 2 lần bú ít nhất 30 phút. Nếu bé từ chối bú mẹ cũng không nên ép để con không bị sợ ăn, chán ăn, bỏ ăn. Nếu trẻ giảm nôn sau 2 – 3 giờ mẹ có thể để con ở nhà và tiếp tục theo dõi. Nếu bé nôn liên tục trong ít nhất 24 giờ thì mẹ cần đưa con đi khám ngay.

Nôn ở trẻ nhũ nhi, khi nào cần đi khám?

Trẻ bị nôn cần được cho bú mẹ bình thường để bổ sung đủ dưỡng chất và năng lượng

Trẻ nhũ nhi nôn bình thường, không có bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, trẻ nhũ nhi bị nôn cũng có thể do các nguyên nhân khác như:

  • Trẻ mắc chứng dị ứng đạm sữa bò, bất dung nạp lactose uống loại sữa công thức không phù hợp hoặc mẹ uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa bò. Đối với những trường hợp này có thể bé chỉ nôn nhưng cũng có thể bị nôn đi kèm các dấu hiệu như phát ban, thở khò khè, da xanh tái,…
  • Trẻ chán ăn muốn phản kháng khi bị ép ăn
  • Chế độ ăn không phù hợp như bé bú quá no, khoảng cách giữa 2 cữ bú quá gần, trẻ ăn dặm quá sớm hay mẹ pha sữa công thức không đúng tỉ lệ được nhà sản xuất khuyến cáo,…

Nôn ở trẻ nhũ nhi, khi nào cần đi khám?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Đối với trẻ nhũ nhi nôn thông thường, mẹ có thể kết hợp cho bé uống men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh để tăng cường chức năng tiêu hóa và tăng sức đề kháng nhanh chóng. Điều này tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa khỏe, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn, giảm nôn ói hiệu quả. Ngoài ra mẹ cũng không nên cho con bú quá no, không ép trẻ ăn và không đặt con nằm, cho đùa nghịch ngay sau khi bú no,… để giảm nôn ói hiệu quả.

Việc cho trẻ nhũ nhi bị nôn uống thuốc cần hết sức thận trọng, chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Nhiều loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của bé, tự ý cho con uống thuốc mẹ có thể chọn nhầm phải các loại thuốc có hại với trẻ nhũ nhi.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ