Những điều mẹ cần biết về tình trạng đi ngoài phân chua ở trẻ sơ sinh
Tình trạng đi ngoài phân chua ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện bình thường nhưng trong một số trường hợp lại là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột hay các bệnh lý khác. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân chua sẽ giúp bố mẹ có hướng giải quyết phù hợp.
Nguyên nhân phân trẻ sơ sinh có mùi chua do đâu?
Thông thường những ngày đầu sau khi chào đời trẻ sẽ đi phân su màu xanh đen, dính và sệt, được tạo thành từ chất nhầy, nước ối và những gì trẻ đã tiêu hóa khi ở trong bụng mẹ. Khoảng thời gian 3 ngày tiếp theo phân trẻ sẽ thay đổi dần khi con bắt đầu bú mẹ hoặc bú sữa công thức, phân có màu sáng, màu xanh nâu hoặc vàng, lợn cợn hoặc vón cục.
Hầu hết hiện tượng trẻ đi ngoài phân chua là bình thường và có thể cải thiện tại nhà
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài phân chua ở trẻ sơ sinh có thể do:
Trẻ không tiêu hóa hết: Do lượng đường trong sữa của trẻ không được tiêu hóa hết khiến cho dạ dày, đường ruột của con bị kích ứng, kết quả là bé bị đi ngoài phân chua.
Tinh bột nhiều trong chế độ ăn: Với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột có thể ảnh hưởng tới sữa mẹ và tác động tới hệ tiêu hóa của con, khiến phân của bé có mùi chua. Ở những trẻ đã ăn dặm, lượng tinh bột trong bữa ăn của con quá lớn cũng khiến hệ tiêu hóa không thể xử lý hết, enzyme tiết ra không đủ để tiêu hóa toàn bộ thức ăn khiến phân trẻ bị chua.
Loạn khuẩn, nhiễm khuẩn đường ruột: Phân chua ở trẻ sơ sinh cũng có thể do con đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa mà điển hình là loạn khuẩn, nhiễm khuẩn đường ruột. Với những trường hợp này bố mẹ cần chú ý chăm sóc con kỹ lưỡng, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ kịp thời để ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa cho con.
Trẻ dùng kháng sinh:Dùng kháng sinh dài ngày gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến cho con dễ bị rối loạn tiêu hóa, đại tiện bất thường. Bố mẹ cần chú ý nếu trẻ bị đi ngoài phân chua kèm theo tình trạng ra máu nhầy, sủi bọt..
Trẻ đi ngoài phân có mùi chua có bị sao không?
Mỗi một em bé sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau, có trẻ đi 3-4 lần/ngày, có trẻ đi tới 5-7 lần/ngày nhưng nếu con đi phân chua nhưng vẫn tăng cân, bú hoặc ăn, ngủ bình thường không ốm sốt thì bố mẹ không cần quá lo lắng, không đáng lo. Tính chất phân của trẻ còn tùy thuộc vào thức ăn nạp vào, do con bú mẹ hay dùng sữa công thức.
Nhiều trường hợp bố mẹ thấy con đi ngoài phân chua, phân sủi bọt, nhầy nhớt hoặc có lẫn máu, đi ngoài hơn 3 lần/ngày thì có thể con đang bị tiêu chảy cấp, cần đưa con đi khám để được xử lý kịp thời.
Nếu bố mẹ thấy trẻ đi ngoài phân chua nhưng vẫn ăn uống, sinh hoạt khỏe mạnh thì không đáng lo
Mẹ cần làm gì khi phát hiện phân chua ở trẻ sơ sinh?
Phát hiện tình trạng phân chua ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện các biện pháp khắc phục và tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh như sau:
Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giải quyết trường hợp trẻ đi phân chua do dùng kháng sinh, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Duy trì cho con uống men vi sinh ít nhất 3 tháng để bảo vệ đường ruột của trẻ, giúp con mau hồi phục sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng
Điều chỉnh lại chế độ ăn của mẹ trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn, bởi sữa mẹ có thể tác động tới hệ tiêu hóa của con và khiến trẻ bị đi ngoài phân chua. Bữa ăn của mẹ nên đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng, ăn nhiều đạm, chất xơ, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, giảm tinh bột và đường.
Trẻ bú sữa công thức có tình trạng phân chua là bình thường nếu bố mẹ mới đổi sữa cho con, hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp. Tuy nhiên nếu trẻ đi phân chua kéo dài thì cần cân nhắc đổi sữa cho trẻ phù hợp hơn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ, vệ sinh đồ chơi của con thường xuyên để tránh các tình huống nhiễm khuẩn.
Hiện tượng phân chua ở trẻ sơ sinh không đáng ngại, bố mẹ có thể áp dụng những cách trên để cải thiện sớm và giúp con đi ngoài bình thường, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên với các trường hợp đi ngoài phân chua kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chỉ định thuốc hoặc điều trị với hướng riêng.