Những điều mẹ cần biết về bệnh dị ứng ở trẻ em

Dị ứng là một biểu hiện khá phổ biến ở trẻ em, liên quan đến vấn đề miễn dịch của cơ thể và có các dấu hiệu như nổi mề đay, mẩn ngứa, sổ mũi, chảy nước mắt.. khiến cho trẻ khó chịu và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con. Vậy bố mẹ cần biết gì về bệnh dị ứng ở trẻ em và làm cách nào để phòng tránh?

Một số bệnh dị ứng ở trẻ em thường hay gặp

Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe mà mỗi trẻ có thể gặp các bệnh dị ứng khác nhau. Một số bệnh dị ứng ở trẻ em thường thấy bao gồm:

  • Viêm da dị ứng: Trẻ bị viêm da dị ứng có thể bắt đầu từ khi mới chào đời. Đây là một rối loạn viêm da phức tạp, mãn tính, đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ở các vùng da đầu gần cổ, sau tai, bề mặt duỗi của cánh tay, chân.. Khi trẻ lớn hơn, viêm da có thể bắt gặp ở các nếp gấp.

Những điều mẹ cần biết về bệnh dị ứng ở trẻ em

Trẻ bị viêm da dị ứng nổi mẩn, khó chịu và quấy khóc nhiều

  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ bị dị ứng thực phẩm thường do yếu tố di truyền và phổ biến nhất là dị ứng liên quan đến sữa và trứng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với biểu hiện đau bụng, nôn ói, trẻ bị tiêu chảy… Loại dị ứng này thường có xu hướng tự giới hạn, hầu hết tự khỏi trong vài năm nếu thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp. Với những trẻ lớn hơn, thực phẩm gây dị ứng có thể là các loại hạt, cá, hải sản.. Tình trạng dị ứng thực phẩm này thường có xu hướng kéo dài và có khi là theo tới suốt cuộc đời.
  • Hen suyễn: Hen suyễn là bệnh dị ứng ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí. Khi tiếp xúc với yếu tố kích thích, phế quản của con sẽ co thắt, phù nề, chứa chất nhầy gây tắc nghẽn và xuất hiện cơn ho, khò khè, khó thở.
  • Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng niêm mạc bên trong mũi bị viêm do dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên bên ngoài cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng histamin gây ra tình trạng sưng, ngứa, tích tụ chất lỏng bên trong mũi. Trẻ có thể bị dị ứng quanh năm hoặc theo mùa.

Những điều mẹ cần biết về bệnh dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ có thể bị quanh năm hoặc theo mùa

  • Mày đay cấp và mạn: Thường xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên lạ hoặc xuất hiện trong trường hợp bị các bệnh dị ứng như trên. Mày đay được chia thành 2 loại là mày đay cấp tính (xuất hiện trong thời gian ngắn, phản ứng trong 24 giờ và có thể kéo dài tới 6 tuần) và mày đay mạn tính (tồn tại trong thời gian dài trên 6 tuần).

Mẹ nên đưa trẻ đi khám và theo dõi bệnh khi nào?

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu dị ứng như nổi mề đay trên da, ngứa nhiều, ho, khò khè, hắt hơi, sổ mũi, đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc sưng phù môi, mắt, khó thở.. bố mẹ cần đưa con đi khám ngay tại bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm nhằm tìm ra các nguyên nhân của bệnh cũng như cách điều trị dành riêng cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng dạng nhẹ, nổi mẩn ngứa nhưng con không có các dấu hiệu bất thường khác, bố mẹ có thể quan sát trẻ tại nhà và thực hiện các bước chăm sóc trẻ với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Tránh cho con tiếp xúc với các chất gây dị ứng về sau.

Nguyên nhân dị ứng cũng có liên quan tới vấn đề miễn dịch cơ thể, vì vậy bố mẹ cần chú ý tăng cường sức đề kháng tự nhiên của trẻ bằng cách cho con uống men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn hàng ngày, trong ít nhất 3 tháng. Bằng cách này, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ được bảo vệ an toàn, phòng tránh được các bệnh lý đường ruột và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Những điều mẹ cần biết về bệnh dị ứng ở trẻ em

Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé

Bệnh dị ứng ở trẻ em phổ biến nhưng cần được theo dõi và xử lý sớm để không để lại những hậu quả đáng tiếc. Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc và sử dụng cho trẻ tại nhà khi không có chỉ định của bác sĩ mà cần theo sát tình trạng sức khỏe của con để có biện pháp xử lý kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ