Những điều mẹ cần biết khi trẻ đi phân lỏng

Trẻ bị đi ngoài lỏng hay còn gọi là tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cơ thể của bé đang không khỏe. Tuy nhiên nhiều bố mẹ chủ quan khi nghĩ rằng trong giai đoạn đầu đời, phân của trẻ thường mềm và chứa nhiều chất lỏng. Dưới đây là những điều mẹ cần biết khi trẻ đi phân lỏng!

Nguyên nhân trẻ đi phân lỏng là gì?

Những điều mẹ cần biết khi trẻ đi phân lỏng

Nguyên nhân trẻ đi phân lỏng là gì?

Bệnh nhiễm trùng đường ruột khiến trẻ đi ngoài lỏng

Đây là nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Virus rotavirus, vi khuẩn salmonella hoặc ký sinh trùng như giardia là những “thủ phạm” phổ biến gây nhiễm trùng đường ruột. Khi bị nhiễm trùng đường ruột, ngoài hiện tượng phân lỏng hoặc nước thì trẻ còn kèm theo các dấu hiệu như nôn mửa, đau bụng, sốt…

Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng

Ở trẻ em thì sữa có hàm lượng protein cao là thực phẩm phổ biến nhất có thể gây dị ứng cho bé, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trong chế độ dinh dưỡng.

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị đi ngoài lỏng

Khi bị rối loạn tiêu hóa có nghĩa là trẻ đang mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đó các vi khuẩn có hại sẽ lấn át lợi khuẩn, và đây là nguyên nhân chính gây nên rối loạn tiêu hóa, sau đó dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần ở trẻ. Các yếu tố được cho có thể là tác nhân gây rối loạn tiêu hóa là thuốc kháng sinh, vệ sinh không đảm bảo…

Một số các nguyên nhân khác

Hiện tượng trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng còn có thể do trẻ đang mắc một số bệnh lý điển hình như: suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa,…

Trẻ đi phân lỏng: Dấu hiệu nguy hiểm, khi nào cần đi khám?

Trẻ đi phân lỏng: Dấu hiệu nguy hiểm, khi nào cần đi khám?

Phân lỏng ở trẻ có thể đáng lo ngại nếu phân lỏng kèm theo các triệu chứng tiêu chảy. Khi bé bị tiêu chảy, phân sẽ rất lỏng và đi tiêu nhiều hơn bình thường trong khoảng 24 giờ. Những dấu hiệu sau cho thấy bé đang bị tiêu chảy:

  • Phân lỏng bất thường
  • Khoảng thời gian giữa các lần đại tiện được rút ngắn và số lần đi tiêu tăng lên.

Ngoài các dấu hiệu trên, ba mẹ cũng cần đưa bé đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng sau:

  • Phân nhão: Phân rất lỏng và lượng chất lỏng tạo thành một vòng giống như chất nhầy xung quanh phân.
  • Thay đổi màu sắc và mùi: Phân có thể chuyển sang màu xanh và kèm theo mùi hôi khó chịu. Đôi khi, phân cũng có thể có bọt.
  • Đi ngoài ra máu: Phân có thể chứa các đốm hoặc vệt máu và có thể kèm theo sốt. Đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị nhiễm trùng.
  • Mất nước: Các dấu hiệu mất nước bao gồm đi tiểu ít hơn, khô miệng, trũng mắt, lờ đờ hoặc không có nước mắt khi khóc.
  • Sốt: Nhiệt độ cơ thể trên 38,8 độ C ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 12 tháng tuổi và trên 38 độ C ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Cách khắc phục trẻ đi phân lỏng tại nhà hiệu quả

Những điều mẹ cần biết khi trẻ đi phân lỏng

Cách khắc phục trẻ đi phân lỏng hiệu quả

Trẻ đi ngoài phân lỏng có thể dẫn đến cơ thể bị mất nước và chất điện giải rất nhanh. Việc này có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Bởi vậy ngay khi phát hiện trẻ bị đi ngoài phân lỏng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện uy tín để được xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc trẻ đi ngoài phân sống tại nhà để giúp bé mau hồi phục sức khỏe:

  • Tích cực bù nước và chất điện giải cho con: việc này giúp cơ thể trẻ bù nước và chất dinh dưỡng đã bị mất đi trong thời gian bị đi ngoài phân lỏng. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa là nguồn bù nước hiệu quả nhất bởi vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho đường tiêu hóa hiệu quả. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ có thể sử dụng oresol hoặc các loại nước muối đường, nước gạo lứt rang để bù nước.
  • Thay đổi chế độ ăn của trẻ: vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ đồng thời mẹ nên chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, ăn lành mạnh, khoa học để đảm bảo chất lượng sữa cho con bú. Với những bé đang ăn dặm, mẹ hạn chế cho trẻ ăn rau xanh, nước ngọt và cam vắt. Thức ăn cho trẻ trong giai đoạn này cần phải được chế biến chín, nhuyễn và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa: Ngoài ra, việc bổ sung men vi sinh cũng là cách hỗ trợ giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng của bé. Nhờ đó tạo tiền đề giúp con tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy lùi tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Việc bổ sung men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh giúp đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng, duy trì hiệu quả hoạt động của đường ruột, kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn. Từ đó tạo nên hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài vào trong đường ruột để cải thiện tối ưu tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé yêu.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ