Những điều mẹ cần biết khi chăm trẻ nôn trớ khi ngủ

Trẻ bị nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong khoảng 3 năm đầu đời do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, trẻ bị nôn trớ trong lúc ngủ nếu không được chăm sóc đúng cách, kịp thời, chất nôn có thể bị tắc trong cổ họng làm trẻ bị khó thở, rất nguy hiểm. Những điều mẹ cần biết khi chăm trẻ nôn trớ khi ngủ để bảo vệ bé an toàn.

Nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ khi ngủ

Những điều mẹ cần biết khi chăm trẻ nôn trớ khi ngủ

Trẻ ăn quá no trước khi ngủ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết và trào ngược ra ngoài cũng có thể gây nôn trớ khi ngủ

Các nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ trong khi ngủ gồm có:

  • Trẻ ăn quá no trước khi ngủ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết và trào ngược ra ngoài.
  • Trẻ nhạy cảm với một số thực phẩm đã ăn trước thời gian ngủ khiến hệ miễn dịch có phản ứng và gây nôn trớ trong lúc ngủ. Một số trẻ có thể xuất hiện tình trạng phát ban, nổi mề đay, sưng tấy, khó thở,… khi bị dị ứng thực phẩm.
  • Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường bị nôn trớ kèm đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt,… trước, trong và sau khi ngủ dậy.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày khiến axit dạ dày trào ngược lên cổ họng, kích thích cơn buồn nôn và tình trạng nôn trớ trong lúc ngủ.
  • Trẻ bị ho trong khi ngủ kích hoạt phản xạ nôn trớ. Ngoài ra, khi trẻ bị ho cũng thường kích thích tiết nhiều chất nhầy trong cổ họng, đường hô hấp. Khi lượng chất nhầy quá nhiều chúng sẽ chảy ngược vào đường tiêu hóa, tích tụ ở đó và gây ra những cơn buồn nôn.

Những điều mẹ cần biết khi chăm trẻ nôn trớ khi ngủ

Những điều mẹ cần biết khi chăm trẻ nôn trớ khi ngủ

Vệ sinh khoang miệng, mũi cho bé để loại bỏ hoàn toàn chất nôn trớ còn tồn đọng để bé không bị sặc, ngạt thở

Khi trẻ bị nôn trớ khi ngủ, cha mẹ cần xử lý ngay để loại bỏ chất nôn trớ còn tồn đọng trong cổ họng, tránh trường hợp bé bị sặc, ngạt, có thể gây ngưng thở. Dưới đây là những cách chăm sóc cho bé bị nôn trớ khi ngủ các mẹ cần biết:

  • Vệ sinh khoang miệng, mũi cho bé để loại bỏ hoàn toàn chất nôn trớ còn tồn đọng ở 2 vị trí này.
  • Thay quần áo, lau người cho bé bằng nước ấm để làm sạch cơ thể, hết mùi hôi của chất nôn trớ.
  • Khi trẻ đang nôn trớ mẹ chỉ nên vỗ về, an ủi bé, không đột ngột bế xốc trẻ lên để dịch nôn trớ không thể tràn vào trong phổi gây khó thở, thậm chí còn có thể khiến bé bị suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Kiên nhẫn, dịu dàng khi chăm sóc trẻ nôn trớ trong lúc ngủ, không nên quát mắng khiến bé khóc, ho và có thể làm nôn trớ nhiều hơn.
  • Bế bé ở tư thế ngực áp vào vai mẹ, dùng một tay vuốt lưng bé từ trên xuống để giúp dịch vị nhanh chóng chuyển xuống dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược.
  • Trong khi trẻ đang nôn mẹ nên giúp bé ngồi nghiêng đầu về phía trước hoặc nằm nghiêng sang một bên để chất nôn trớ không tràn vào khí quản.
  • Khi bé đã ổn định mẹ có thể đặt bé nằm xuống, đầu gối lên khăn bông mềm hoặc chiếc gối êm để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Sau khi bé đã nghỉ ngơi, hoàn toàn ổn định mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc nước oresol để bù lại lượng dinh dưỡng đã mất đi hoặc bổ sung nước và chất điện giải. Không nên cho trẻ ăn, uống ngay sau khi vừa nôn trớ.
  • Cho con đi khám nếu tình trạng nôn trớ không thuyên giảm hoặc trẻ có hiện tượng sốt cao, tiêu chảy,…

Cách phòng ngừa nôn trớ khi ngủ cho bé

  • Mẹ cũng không nên cho bé ăn quá no, cho ăn ngay trước khi ngủ để thức ăn có thể được tiêu hóa hoàn toàn khi bé ngủ, giảm nguy cơ trẻ bị nôn trớ trong lúc ngủ. Thức ăn của bé phải phù hợp với từng độ tuổi, giai đoạn theo khuyến cáo của WHO để bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn để được bổ sung kháng thể và lợi khuẩn, giảm nguy cơ nôn trớ hiệu quả.
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hay bất dung nạp lactose nhưng mẹ không có sữa cho bú cần được sử dụng loại sữa công thức phù hợp để không tiếp tục nôn trớ. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn sữa công thức cho bé.
  • Để phòng ngừa nôn trớ cho bé, với trẻ tiêu hóa kém, ba mẹ có thể kết hợp cho con uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ. Việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng tối ưu cho bé.

Những điều mẹ cần biết khi chăm trẻ nôn trớ khi ngủ

Cho bé uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng

Nhờ đó hệ vi sinh đường ruột của bé luôn ở trạng thái cân bằng, khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Khi hệ tiêu hóa hoàn thiện, tình trạng nôn trớ sinh lý sẽ được giảm thiểu. Cùng với đó, tình trạng dị ứng thực phẩm, trào ngược dạ dày cũng được loại bỏ hoặc hạn chế, trẻ cũng sẽ ít khi bị nôn trớ hơn.

  • Những bé bị nôn trớ do bệnh lý cần được điều trị đúng cách, kịp thời. Cha mẹ cần đưa con đi khám ngay khi có dấu hiệu nôn trớ đi kèm các hiện tượng bất thường.

Trẻ nôn trớ khi ngủ phần lớn là do hệ tiêu hóa còn non nớt hoặc do mẹ chăm sóc không đúng cách. Cho trẻ uống men vi sinh là cách cải thiện nôn trớ hiệu quả, lành tính, hoàn toàn không có tác dụng phụ. Tuy nhiên mẹ cũng cần sử dụng men lợi khuẩn đúng cách để phát huy hiệu quả tốt nhất. Trẻ bị nôn trớ do mắc bệnh lý cha mẹ cần đưa đi khám ngay để bé được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ