Những điều cần lưu ý về nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi

Bé bị nôn trớ thường do các yếu tố sinh lý, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi- những trẻ đang trong độ tuổi có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Những điều cần lưu ý về nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất.

Hiện tượng nôn trớ ở nhũ nhi và trẻ sơ sinh

Nhũ nhi –  trẻ sơ sinh là đối tượng thường xuyên bị nôn trớ nhất do cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị yếu khiến chất dịch, sữa trong dạ dày có thể dễ dàng trào ra ngoài, làm trẻ bị nôn trớ. Trẻ có thể trớ ra sữa vón cục, chất dịch màu đục, trong hoặc hỗn hợp nhiều loại dịch khác nhau vào thời điểm vặn người hoặc sau khi bú.

Những điều cần lưu ý về nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi

Dạ dày của trẻ nhũ nhi và trẻ sơ sinh có thể tích nhỏ lại nằm ngang nên chứa được ít thức ăn, dễ bị nôn trớ khi ăn quá no

Có 2 nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhũ nhi và trẻ sơ sinh nôn trớ gồm có:

a/ Nôn trớ sinh lý:

  • Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Không có hơi thở khò khè
  • Thường xuyên lặp lại
  • Trớ sữa 2 – 3 lần/ngày nhưng vẫn tăng cân, ăn – ngủ tốt.
  • Tự giảm dần và hết theo thời gian mà không cần uống thuốc chống nôn trớ

b/ Nôn trớ bệnh lý:

  • Thường gặp ở bé từ 1 tuổi trở lên do mắc bệnh viêm phổi, hen phế quản, viêm tai giữa, các bệnh đường tiêu hóa bẩm sinh, thứ phát hoặc nguyên phát,..
  • Nôn trớ nhiều
  • Chậm hoặc không tăng cân, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Những điều cần lưu ý về nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi

1. Thời điểm trẻ nôn trớ

Trẻ sơ sinh, nhũ nhi khỏe mạnh thường bị nôn trớ sau khi bú/ăn no. Hầu hết các trường hợp nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự khỏi, không cần chữa trị. Nếu bé vẫn tăng cân đều đặn, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc thì mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng nếu trẻ bị nôn trớ cả khi không ăn gì, không tăng hoặc giảm cân, sốt, bụng đau dữ dội,… thì có thể bé đã mắc một căn bệnh nào đó.

Những điều cần lưu ý về nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi

Trẻ sơ sinh, nhũ nhi khỏe mạnh thường bị nôn trớ sau khi bú/ăn no

2. Những bé nào có nguy cơ bị nôn trớ cao hơn?

Một số trẻ có nguy cơ bị nôn trớ cao hơn so với những đứa trẻ khác, đó là những trẻ:

  • Sinh thiếu tháng (sinh trước ngày dự sinh từ 3 tuần trở lên)
  • Xung quanh bé có người hút thuốc lá
  • Trẻ mắc hội chứng Down, bệnh bại não hoặc gặp các vấn đề tại não và tủy sống

3. Triệu chứng nôn trớ do bệnh lý

Trẻ bị nôn trớ bệnh lý thường có các triệu chứng như:

  • Bỏ ăn
  • Quấy khóc nhiều
  • Bụng đau quằn quại
  • Nôn trớ nhiều, nghẹt thở khi nôn trớ
  • Chậm hoặc không tăng cân

4. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi

Để ngăn ngừa trẻ sơ sinh, nhũ nhi nôn trớ mẹ cần:

  • Bế vác bé lên vai trong khoảng 20 – 30 phút sau khi cho bú hoặc cho ăn
  • Vỗ ợ hơi cho bé để đẩy không khí trong bụng thoát ra ngoài.
  • Không đặt bé ngồi hay nằm ngay sau khi ăn
  • Không ép bé ăn quá nhiều
  • Nói không với thuốc lá, rượu bia, chất kích thích khi nuôi con bú. Đặc biệt, không để bé ở gần bất kỳ người nào đang hút thuốc lá có thể khiến bé nôn trớ nghiêm trọng hơn.

5. Cải thiện nôn trớ ở trẻ như thế nào?

Hầu hết trẻ sơ sinh, nhũ nhi bị nôn trớ đều không cần uống thuốc chống nôn trớ hay bất kỳ một loại thuốc điều trị nào khác. Hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần và chấm dứt theo quá trình phát triển của trẻ.

Trẻ trên 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ mẹ có thể cho uống men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh để bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng, mạnh khỏe.Việc bổ sung lợi khuẩn sớm cho bé cũng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng nhanh chóng cho trẻ.

Điều này tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa tốt, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện tình trạng nôn trớ.

Cho trẻ từ 1.5 tháng tuổi trở lên uống men vi sinh thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa

Kết hợp chăm sóc tiêu hóa và đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với men vi sinh

6. Bé có cần đi khám không?

Trường hợp bé bị nôn trớ do bệnh lý, việc uống thuốc chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Tự ý cho bé uống thuốc có thể man lại rủi ro cho sức khỏe của bé. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ có phác đồ điều trị cụ thể, phù hợp.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi là hiện tượng phổ biến, hầu hết đều sẽ giảm dần và tự kết thúc khi bé lớn dần lên. Nếu thấy trẻ vẫn phát triển bình thường, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc thì mẹ không nên lo lắng. Thay vào đó hãy chú ý theo dõi con để có thể nhanh chóng phát hiện bất thường có thể xảy ra và đưa con đi khám –  chữa bệnh kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ