Mẹ thường gặp không ít khó khăn khi quyết định chuyển từ giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ sang tập cho bé ti bình. Với bài viết dưới đây, mẹ sẽ biết những lưu ý khi tập bú bình cho trẻ để giúp con sớm làm quen với bình sữa và tạo thành thói quen ăn uống tốt, bé tăng cân phát triển đều đặn.
Trước khi bắt đầu tập cho trẻ bú bình, mẹ cần tìm mua bình sữa, núm ti và dụng cụ tiệt trùng phù hợp. Trên thị trường hiện nay đang bán nhiều loại bình sữa và núm ti khá đa dạng về mẫu mã và thiết kế, tuy nhiên mẹ nên chọn loại bình sữa dễ dùng, dễ vệ sinh và tiệt trùng. Có thể mua nhiều hơn một bình sữa để có bình đựng thay thế khi đang rửa chiếc bình còn lại.
Tìm mua bình sữa và dụng cụ tiệt trùng, phụ kiện đi kèm
Chú ý những bước chuẩn bị sau đây để mẹ sẵn sàng bước vào hành trình cho con tập bú bình hiệu quả:
Thực hiện tiệt trùng bình sữa và dụng cụ
Mẹ cần đảm bảo bình sữa và núm ti được rửa và tiệt trùng sạch sẽ. Trong trường hợp mẹ dùng sữa mẹ cho con bú bình, cần lưu ý tiệt trùng cả máy hút sữa hay dụng cụ vắt sữa để sữa không bị hỏng trước khi cho con bú. Bên cạnh đó, mẹ hãy rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi vắt sữa hoặc trước khi pha sữa vào bình cho con.
Kiểm tra dòng chảy của núm ti bình sữa
Lưu ý khi tập bú bình cho trẻ trước đó cần kiểm tra dòng chảy của núm ti bình sữa để xem sữa có chảy đều đặn, chảy tốt hay không, trẻ có dễ dàng bú mút từ núm ti không. Mẹ hãy dốc ngược bình sữa và xem nếu sữa nhỏ giọt đều là được.
Sử dụng đúng cỡ của núm ti bình sữa trước khi cho con bú
Lựa chọn núm ti bình sữa phù hợp với độ tuổi của con. Thông thường nhà sản xuất bình sữa sẽ ghi rõ bảng size núm ti, với các cỡ:
Nên tìm mua các núm ti bình sữa có hình dạng vết cắt chữ thập để bé bú tốt hơn, bởi nguyên lý hoạt động của núm ti này là sữa chri chảy ra khi có lực bú mút của trẻ, không khiến con bị sặc sữa.
Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi bắt đầu cho con bú
Bước cuối cùng trước khi cho con bú, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ sữa phù hợp bằng cách nhỏ vài giọt sữa ra cổ tay, nếu thấy nhiệt độ ấm là được. Không cho trẻ bú sữa quá nóng có thể gây bỏng khi bé bú.
Chú ý tư thế cho bé bú và cách cầm bình sữa cũng sẽ giúp trẻ bú mút tốt hơn, bé bú dễ dàng hơn và tránh tình trạng sặc sữa:
Ngồi ở tư thế đúng để cho bé bú sữa, tránh khiến cho con bị ọc sữa
Sau khi cho con ăn no mẹ hãy bế đứng trẻ từ 20-30 phút và thực hiện vỗ ợ hơi cho bé cho tới khi nghe thấy tiếng ợ, bế con thêm một lúc nữa rồi mới đặt trẻ nằm xuống. Mẹ nên cho con nằm gối kê hơi cao và không trêu đùa khiến bé cười hay khóc sau khi ăn, hãy để con được nghỉ ngơi tiêu hóa sữa.
Mỗi em bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau ở từng độ tuổi, từng cơ địa khác nhau sẽ có khả năng bú mẹ không giống nhau. Mẹ không nên ép trẻ bú khi con không muốn hoặc khi con biểu hiện mình đã no.
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ
Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ nhỏ, với bé có biểu hiện tiêu hóa kém, bố mẹ nên cho trẻ dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn. Bổ sung lợi khuẩn là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng dễ dàng.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ phòng ngừa được nhiều bệnh lý đường ruột hay gặp ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu.. Nên duy trì cho con dùng men vi sinh đều đặn trong ít nhất 3 tháng để bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ và tăng sức đề kháng cho con.
Trên đây là những lưu ý khi tập bú bình cho trẻ mẹ nên biết để giúp con tập làm quen với bình sữa tốt hơn, trẻ phát triển và tăng cân đều đặn.