Những dấu hiệu trẻ đi phân sống mẹ cần lưu ý!

Trẻ đi ngoài phân sống gây nên tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng,… do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ đi phân sống mẹ cần lưu ý!

Những dấu hiệu trẻ đi phân sống mẹ cần lưu ý!

Trẻ đi phân sống – Phân không thành khuôn

Những dấu hiệu trẻ đi phân sống mẹ cần lưu ý!

 Trẻ đi phân sống – Phân không thành khuôn

Một số nguyên nhân gây triệu chứng phân riêng, nước riêng, có lúc rắn lúc sệt, gọi chung là trẻ đi phân sống như:

  • Trẻ bú không đủ, bú quá nhiều cùng một lúc
  • Nhiễm khuẩn đường ruột
  • Dị ứng sữa, kém hấp thụ các dưỡng chất từ sữa mẹ
  • Dùng thuốc kháng sinh
  • Pha sữa quá đặc
  • Mẹ ăn ít chất xơ, không ăn rau quả…

Phân sống ở trẻ sơ sinh thường có mùi chua

Những dấu hiệu trẻ đi phân sống mẹ cần lưu ý!

Phân sống ở trẻ sơ sinh thường có mùi chua

Khi trẻ đi phân sống, phân của trẻ thường có mùi chua có thể do các nguyên nhân như:

  • Trẻ không hấp thu hết các chất dinh dưỡng: Do hệ tiêu hoá của của trẻ còn non yếu không hấp thu được lượng đường và các chất dinh dưỡng trong sữa. Khi dư thừa sẽ gây kích ứng dạ dày, hoặc tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Vì thế gây ra tình trạng phân trẻ có mùi chua.
  • Nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột: Trong trường hợp này do trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm lượng lợi khuẩn và tăng hại khuẩn dẫn tới trẻ đi ngoài phân sống, cũng như làm phân trẻ có mùi chua.

Trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hoá hết

Khi trẻ đi ngoài phân sống, thường thức ăn chưa tiêu hóa hết. Lúc này mẹ có thể nhìn thấy cả hạt, rau củ….và có nhầy bọt. Khi trẻ có các dấu hiệu đi ngoài phân sống lẫn thức ăn và có chất này, mẹ có thể nghĩ ngay tới các nguyên nhân sau:

  • Trẻ thiếu enzym tiêu hoá: Enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Nó giúp chuyển thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Hay lactase có trong ruột non, giúp tiêu hoá sữa nguyên chất, phân giải lactose tránh được tình trạng bất dung nạp lactose. Ngoài ra, còn có các enzym tiêu hoá như lipase, protease và cellulase.
  • Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện: Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, hay bị tổn thương do dùng kháng sinh, nhiễm khuẩn, viêm đường tiêu hoá dẫn đến khả năng sản xuất các enzym tiêu hóa còn hạn chế. Vì thế khả năng chuyển hoá, tiêu hoá, hấp thu thức ăn còn chậm. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị tiêu chảy.

Phân thường có lợn cợn các hạt và màu vàng ngả qua hơi xanh giống như màu dưa cải

Những dấu hiệu trẻ đi phân sống mẹ cần lưu ý!

Bé đi ngoài phân sống có lợn cợn các hạt, có màu vàng ngả qua hơi xanh giống màu dưa cải.

Trẻ mất cân bằng  lợi khuẩn đường ruột do một số nguyên nhân:

  • Trẻ sinh non, sinh mổ
  • Cho trẻ ăn quá dặm sớm trước 6 tháng tuổi
  • Mẹ pha sữa không đúng cách cho con
  • Mẹ ăn phải các thức ăn nhiễm bẩn
  • Sử dụng kháng sinh không hợp lý,….

Khi đó, hại khuẩn tăng lên và sinh ra độc tố gây hại đến cơ thể của trẻ nhỏ. Đồng thời, lượng lợi khuẩn giảm xuống khiến trẻ đi ngoài phân sống. Từ đó khiến trong phân có lợn cợn các hạt, có màu vàng ngả qua hơi xanh giống màu dưa cải.

Chăm sóc trẻ đi phân sống như thế nào hiệu quả?

Những dấu hiệu trẻ đi phân sống mẹ cần lưu ý!

Chăm sóc trẻ đi phân sống như thế nào hiệu quả?

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ bị đi ngoài phân sống, mẹ cần:

  • Làm sạch vật dụng, không gian sống của trẻ, hạn chế nguy cơ vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể bé.
  • Trẻ chưa ăn dặm vẫn cho bú bình thường, đầy đủ các bữa.
  • Cho bé ăn chín uống sôi, ăn nhiều trái cây, rau củ hơn, uống nước trái cây và nước đun sôi để nguội.
  • Cho trẻ ăn cháo/bột với thịt và các loại rau củ băm nhỏ, hạn chế cho trẻ ăn đồ tanh như cá, lươn, cua,… khi trẻ hết bị đi ngoài sống phân có thể cho ăn bình thường trở lại. Khi chế biến thức ăn nhớ giảm bớt lượng dầu mỡ trong thức ăn của bé, thức ăn của bé cần được nấu chín nhừ, nấu bữa nào năn bữa đó, không nên nấu 1 lần ăn nhiều bữa.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu như đỗ, ngô, đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga, các món chứa nhiều đường,…
  • Không ép con ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Tăng cường hàm lượng lợi khuẩn lớn từ men vi sinh giúp đưa hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng về trạng thái cân bằng, cải thiện chứng loạn khuẩn đường ruột và hỗ trợ tăng cường khả năng tiêu hóa cho bé.

Những dấu hiệu trẻ đi phân sống mẹ cần lưu ý!

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Men vi sinh có thể cung cấp ít nhất 1 tỉ CFU lợi khuẩn trong mỗi liều uống, không chỉ giúp cải thiện tình trạng phân sống và ngăn ngừa đi ngoài phân sống tái diễn nhiều lần nhờ khả năng tiết kháng thể, xây dựng hàng rào miễn dịch, ngăn ngừa hại khuẩn xâm nhập. Đồng thời có thể ức chế hoạt động của hại khuẩn, giảm độc lực của độc tố do hại khuẩn tiết ra.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ