Nhận diện dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
So với người lớn, sức đề kháng của trẻ nhỏ sẽ yếu ớt hơn. Do đó, bé sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về nhiễm khuẩn. Trong đó phổ biến nhất hiện nay là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở bé. Theo WHO, trung bình hàng năm trên thế giới có 2 triệu trẻ tử vong bệnh lí này. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ!
Thế nào là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ?
Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột xảy ra khi hệ tiêu hoá của bé bị vi khuẩn; vi rút tấn công và gây ra các triệu chứng thường gặp như sốt; nôn mửa; tiêu chảy; có chất nhầy trong phân. Thời gian ủ bệnh của bé sẽ kéo dài trong 2 – 5 ngày. Đây là bệnh lí có tỉ lệ tử vong khá cao ở trẻ. Do đó ba mẹ cần đặc biệt chú ý khi thấy bé có các biểu hiện của bệnh.
Ở trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh; bé sẽ chỉ có dấu hiệu tiêu chảy và sốt. Điều này khiến nhiều phụ huynh chủ quan, tự điểu trị tại nhà bằng thuốc cho bé. Tuy nhiên khi bệnh ngày càng diễn biến nặng hơn; bé sẽ bắt đầu sốt cao và xuất huyết dạ dày. Lúc này ba mẹ có đưa bé đi cấp cứu cũng đã muộn.
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lí có tỉ lệ tử vong khá cao ở trẻ
Đâu là những dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ ba mẹ cần lưu tâm?
Có thể thấy rằng, nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ba mẹ cần nhận biết và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ:
Tiêu chảy:Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày; phân lỏng và có thể có máu hoặc chất nhầy.
Nôn mửa: Trẻ nôn mửa nhiều, đặc biệt là sau khi ăn.
Sốt cao:Trẻ có thể bị sốt cao, thường là trên 38 độ C.
Đau bụng:Trẻ có biểu hiện đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng, quấy khóc nhiều.
Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ có dấu hiệu tiêu chảy, nôn mưa, sốt cao, đau bụng…
Mệt mỏi và yếu ớt:Trẻ cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, và ít hoạt động hơn bình thường. Sắc mặt bé xanh xao nhợt nhạt, thiếu sức sống.
Chán ăn: Trẻ không muốn ăn hoặc uống, dẫn đến giảm cân hoặc không tăng cân.
Mất nước: Các dấu hiệu mất nước bao gồm bé khô miệng; ít nước tiểu; mắt trũng; da khô và trẻ có thể khóc mà không ra nước mắt.
Quấy khóc và khó chịu:Trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường do đau và khó chịu.
Phân có mùi hôi bất thường:Phân có mùi hôi nồng nặc và khác thường.
Xử lí đúng khi bé bị nhiễm khuẩn đường ruột
Với những trường hợp bé bị nhiễm khuẩn đường ruột thể nhẹ, ba mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà. Bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày nếu mẹ thực hiện đúng cách. Tuy nhiên ngược lại; nếu bé có những biểu hiện trở nặng; ba mẹ cần đưa bé tới thăm khám bệnh viện kịp thời. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bé.
Ngoài ra khi chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột; ba mẹ hãy chú ý:
Bổ sung đủ nước và điện giải cho bé để bù vào phần nước đã bị mất khi bé tiêu chảy. Mẹ có thể dùng dung dịch Oresol và pha theo hướng dẫn theo độ tuổi cho bé.
Với trẻ sơ sinh bú mẹ; mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn. Trong sữa mẹ có chứa hàm lượng dồi dào kháng thể và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Mẹ hãy chia nhỏ cữ bú và cho bé bú nhiều lần trong ngày.
Với bé đã ăn dặm; mẹ nên cho bé ăn uống đồ lỏng; bổ sung nhiều nước trái cây giàu kali tốt cho đường tiêu hoá. Ví dụ như nước dừa; chuối; cam;…
Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh giúp tăng cường lợi khuẩn, tái thiết lập cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Từ đó áp chế các hại khuẩn trong ruột; làm thuyên giảm các biểu hiện như bé tiêu chảy; nôn trớ… Đây là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ bé tăng cường tiêu hoá và hệ miễn dịch.
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Như vậy, tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ là bệnh khá nguy hiểm. Ba mẹ cần nắm rõ các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục. Từ đó giúp bé xử lí nhanh chóng; tránh để diễn biến nặng nề gây nguy hại cho sức khoẻ của con.