Nhận biết sớm tình trạng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh, xảy ra tình trạng rối loạn, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, và hội chứng ruột kích thích cũng là một trong những tình trạng dễ gặp phải. Vậy dấu hiệu ruột kích thích ở trẻ sơ sinh có thể nhận biết thế nào mẹ có biết không?

Nhận biết sớm tình trạng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị đau bụng do kích thích ruột

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh thường diễn ra khi trẻ bị đau bụng, khó chịu ít nhất 1 lần/tuần trong ít nhất 2 tháng mà không có bệnh hay tổn thương bên trong hệ tiêu hóa. Các triệu chứng diễn ra sau khi trẻ bú mẹ hoặc sau khi bú bình, trẻ đỡ bị đau hơn sau khi đi nặng. Trẻ có dấu hiệu bị đau bụng từ mức độ nhẹ đến nặng tùy trường hợp và cảm thấy rất khó chịu.

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể thông báo cho bố mẹ tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên bố mẹ có thể nhận biết cơn đau của trẻ thông qua biểu hiện như mặt trẻ bị đỏ hoặc tái, bàn tay nắm chặt, chân co lên bụng..

Nhận biết sớm tình trạng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh

Trẻ đau bụng và quấy khóc có thể do con bị ruột kích thích

Tiêu hóa rối loạn là biểu hiện điển hình của trẻ bị hội chứng ruột kích thích

Một trong các dấu hiệu ruột kích thích ở trẻ sơ sinh điển hình là rối loạn tiêu hóa, gồm các biểu hiện như:

  • Trẻ thay đổi số lần đi ngoài trong ngày, với số lần đi ngoài tăng lên, đi liên tục.
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng bất thường hoặc đi ra toàn nước, phân nát..
  • Trẻ bị đi ngoài phân khô cứng, phân có thể dính nhầy.
  • Trẻ đầy hơi, chướng bụng, bú kém.

Xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở bụng khi trẻ bị hội chứng kích thích ruột

Trẻ bị hội chứng ruột kích thích sẽ quấy khóc thường xuyên, bố mẹ có thể sờ thấy cục cứng nổi lên trên bụng dọc ở khung đại tràng. Cảm giác đau bụng, nổi u cứng khiến bé mệt mỏi, lười bú, nôn ói sau khi bú, dẫn tới hiện tượng chậm phát triển thể chất, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.

Các biểu hiện khác ở trẻ có dấu hiệu bị hội chứng ruột kích thích

Bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng, trẻ bị hội chứng ruột kích thích có thể có một số biểu hiện đi kèm như:

  • Bụng sôi, có thể nghe thấy rõ âm thanh nhu động ruột rối loạn.
  • Có hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Bụng trẻ căng tức, chướng bụng.
  • Một số trường hợp trẻ có thể lên cơn sốt.

Biện pháp phòng ngừa ruột kích thích cho trẻ

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy áp dụng ngay những biện pháp phòng ngừa dưới đây với bé nhà mình:

  • Mẹ cần bổ sung đầy đủ, đa dạng thành phần dinh dưỡng trong thời gian cho con bú để sản xuất ra dòng sữa mẹ dinh dưỡng, đủ chất.

Nhận biết sớm tình trạng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời với nguồn sữa mẹ chất lượng

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Không cho trẻ bú quá no trong một cữ bú, tập cho con thói quen bú sữa đúng giờ.
  • Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên hạn chế cho con uống sữa có đường lactose mà thay thế với sữa giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Tránh đổi sữa liên tục làm cho hệ tiêu hóa của con khó thích ứng kịp thời.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, đảm bảo vệ sinh môi trường sống, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của con để tránh gây nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa.
  • Không tự ý cho con dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung thêm probiotic cho trẻ sơ sinh đều đặn để khắc phục các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột nếu có, đồng thời giúp trẻ tiêu hóa hiệu quả hơn, cân bằng hệ vi sinh để con có đường ruột khỏe mạnh, phòng tránh hiệu quả hội chứng ruột kích thích.

Nhận biết sớm tình trạng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh

Bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh đều đặn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp, tuy nhiên nếu bố mẹ thực hiện các biện pháp phòng ngừa kỹ lưỡng, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn có thể làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh. Hãy chăm sóc sức khỏe của con cẩn thận và tăng cường men vi sinh đều đặn để trẻ có điều kiện phát triển tốt.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ