Nhận biết nhanh 6 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng nếu không được phát hiện kịp thời để điều trị có thể khiến tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và sức khỏe của bé. Nhận biết nhanh 6 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng giúp bố mẹ hỗ trợ bé điều trị tiêu chảy, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm hiệu quả.

6 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

1. Dấu hiệu chung

Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng chung gồm có:

  • Buồn nôn và bị nôn
  • Đau bụng
  • Đi ngoài nhiều lần phân lỏng vàng, có nhiều nước, không có lẫn máu và dịch nhầy (bệnh do vi khuẩn/virus không xâm lấn gây ra); phân lỏng, có lẫn máu và dịch nhầy (do vi khuẩn không xâm lấn gây ra).
  • Đau đầu, chóng mặt.

Nhận biết nhanh 6 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày

2. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy do tả

Trẻ đi ngoài rất nhiều, phân toàn nước có màu đục như nước vo gạo, nôn, không bị đau bụng, sốt và không mót rặn.

3. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy do lỵ

Trẻ đi ngoài ra nước rất nhiều lần trong ngày, phân có lẫn máu và dịch nhầy, đau bụng theo cơn, sốt cao, mót rặn,…

4. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy do độc tố tụ cầu

Trẻ đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước, cảm thấy buồn nôn và bị nôn, không bị sốt.

5. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy do E.coli

Có thể tự khỏi. Trẻ bị tiêu chảy đi ngoài phân lỏng, không có máu và dịch nhầy.

6. Dấu hiệu trẻ bị mất nước

  • Mới mất nước: Chưa có triệu chứng
  • Mất nước trung bình: Thường xuyên thấy khát nước, tiểu tiện ít nước, khóc ít nước mắt, da giảm đàn hồi, mắt trũng.
  • Mất nước nghiêm trọng: Các triệu chứng của mất nước trung bình nghiêm trọng hơn như khóc không có nước mắt, không đi tiểu, ý thức suy giảm, chân tay lạnh và ẩm, da xanh xao, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp thấp hoặc có thể không đo được.

Nhận biết nhanh 6 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

Trẻ bị mất nước khóc ít nước mắt hoặc có thể bị khóc không ra nước mắt

Cách phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng đơn giản tại nhà

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ, cha mẹ cần:

  • Cho bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn. Trường hợp mẹ bị thiếu sữa, mất sữa, khi cho con uống sữa công thức phải làm sạch, tiệt trùng dụng cụ pha sữa trước khi sử dụng, pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, trẻ bị mắc chứng bất dung nạp lactose hay dị ứng đạm sữa bò cần uống loại sữa bác sĩ chỉ định.
  • Chọn mua thực phẩm tươi, sạch cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu ăn dặm.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi.
  • Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay trong vòng 2 giờ. Nếu bắt buộc phải chế biến sẵn, trước khi cho trẻ ăn phải nấu sôi lại trong khoảng 5 phút.
  • Thức ăn chưa sử dụng phải được đậy kín, tránh ruồi nhặng.

Nhận biết nhanh 6 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

Kết hợp cho bé bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

  • Với trẻ tiêu hóa kém, ba mẹ kết hợp cho bé uống men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh giúp hệ sinh thái đường ruột cân bằng, hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và tăng đề kháng. Nhờ đó tạo tiền đề tiêu hóa tốt, ngăn ngừa tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa hiệu quả.
  • Rửa tay bằng xà phòng, làm sạch dụng cụ nhà bếp trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi cho bé ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi xử lý chất thải của bé.
  • Tiêm phòng vaccine Rotavirus cho trẻ và vaccine tả cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho cả người lớn.

Cách điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng không dùng thuốc

Việc dùng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết. Đặc biệt là dùng thuốc kháng sinh với trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng, nếu sử dụng kháng sinh không đúng loại, đúng liều lượng có thể gây phản tác dụng khiến tiêu chảy nhiễm trùng tăng nặng hơn vì kháng sinh có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.

Dưới đây là một số cách điều trị trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng không dùng thuốc đảm bảo hiệu quả lại an toàn cho trẻ:

  • Gạo + cà rốt rang: Lấy 1 nhúm gạo và ít cà rốt được bào sợi, rang lên rồi nấu lấy nước và cho thêm chút muối hạt để trẻ uống cầm tiêu chảy.
  • Hồng xiêm xanh: Dùng để chữa kiết lỵ rất hiệu quả, mẹ thái hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng rồi phơi khô, sao vàng, cất và hũ kín để dùng dần. Mỗi lần trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do lỵ, mẹ lấy 10 lát hồng xiêm xanh phơi khô, sao vàng, đổ ngập nước rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Không nên sắc quá đặc để bé dễ uống và có hiệu quả chữa lỵ tốt hơn.

Nhận biết nhanh 6 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

Cho trẻ uống nước gạo lứt rang hàng ngày để cải thiện tiêu chảy nhiễm trùng

  • Gạo lứt rang: Mỗi lần bé bị tiêu chảy mẹ có thể lấy khoảng 100g gạo lứt đã rang nấu với 2l nước và 1 chút muối đến khi gạo chín mềm, cho bé uống thay nước hàng ngày trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ khỏi. Mẹ có thể rang sẵn gạo lứt, bỏ vào hũ kín để dùng dần.
  • Trà gừng: Lấy 100g gừng tươi hoặc 30g gừng khô nấu với 5g chè khô và 800ml nước đến khi còn khoảng 500 – 550ml nước thì tắt bếp, chia trà gừng làm 3 lần uống trong ngày.
  • Chuối tiêu xanh: Lột lớp vỏ xanh bên ngoài, xay nhuyễn, mang đi nấu cùng cháo cho bé ăn khoảng 3 ngày.

Khi nhận thấy những dấu hiệu dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng, mẹ cần chú ý bù nước và điện giải cho bé, có thể sử dụng dung dịch oresol là tốt nhất. Trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải cao, không được bổ sung kịp thời có thể bị suy nhược cơ thể hoặc thậm chí có thể gây tử vong.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ