Nhận biết dấu hiệu trẻ bị đau bụng? Cách cải thiện?
Trẻ bị đau bụng quấy khóc nhiều khiến bố mẹ rất lo lắng không biết phải làm sao. Có nhiều nguyên nhân tác động gây ra cơn đau bụng của con. Vậy nhận biết dấu hiệu trẻ bị đau bụng bằng cách nào và làm sao để cải thiện? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để tìm ra câu trả lời.
Nhận biết dấu hiệu trẻ bị đau bụng như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do các bệnh đường ruột hay gặp như trẻ bị chướng bụng do táo bón, đầy hơi khó tiêu.. Tuy nhiên đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm ruột, nhiễm trùng dạ dày hoặc đường ruột, ngộ độc thức ăn..
Trẻ ôm bụng, dùng tay xoa bụng chứng tỏ con đang rất đau đớn
Tùy vào những bệnh lý khác nhau mà trẻ sẽ có dấu hiệu, triệu chứng riêng. Mẹ có thể quan sát một số biểu hiện đau bụng thường thấy ở trẻ như:
Trẻ lười ăn, không chịu ăn: Quan sát thấy trẻ đang ăn và dừng lại không muốn ăn nữa, hoặc con quá khó chịu không thể ăn được.
Trẻ dùng tay xoa bụng: Nếu bố mẹ thấy trẻ thực hiện hành động này sau khi ăn hoặc kèm với biểu hiện khóc lóc, đau đớn thì chứng tỏ con đang bị đau bụng.
Gập chân lại thể hiện đau đớn: Trẻ gập chân sau khi ăn hoặc đã ăn được vài giờ, con cũng nhăn mặt lại và thể hiện mình rất đau vùng bụng.
Quấy khóc khi chạm vào bụng: Cơ bụng của trẻ căng lên hoặc trẻ khó khi chạm vào vùng bụng. Với trẻ sơ sinh chưa thể nói được thì khóc là biểu hiện rõ nhất để con báo cho bố mẹ biết mình đang khó chịu.
Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ bị đau bụng đến bác sĩ?
Trẻ đau bụng kèm sốt cao bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện để kiểm tra
Khi thấy trẻ bị đau bụng kèm với những dấu hiệu sau đây, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời:
Trẻ đau bụng kèm với tiêu chảy và sốt cao: Biểu hiện viêm dạ dày ruột chính là nguyên nhân gây ra đau bụng cấp tính và tiêu chảy. Trong đó nhiễm trùng cấp tính gây nên những cơn sốt cao, mẹ cần lưu ý khi con có dấu hiệu này.
Đau bụng khiến con không ăn được, không ngủ ngon: Dạ dày bị đau khiến cho trẻ không ăn uống như bình thường và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé, khiến cho con ngủ không ngon giấc, hay giật mình quấy khóc ban đêm.
Trẻ chướng bụng: Dấu hiệu trẻ bị đau bụng, chướng bụng có thể là trẻ bị bí tiểu do nhiễm trùng hay chấn thương, cần được đi khám ngay.
Các biện pháp có thực hiện tại nhà làm giảm cơn đau bụng của trẻ
Massage giúp làm dịu các cơn đau bụng cho trẻ do đầy hơi khó tiêu
Tình trạng đau bụng của trẻ thông thường do các bệnh lý tiêu hóa gây nên, vì vậy bố mẹ cần quan sát các biểu hiện của con kỹ lưỡng và có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà trước khi đưa trẻ tới bệnh viện. Dưới đây là một số cách giảm đau hiệu quả cho bé:
Cho trẻ uống nhiều nước:Cho con uống nhiều nước sẽ giúp giảm đau bụng của trẻ. Mẹ nên nhớ chỉ thực hiện cho trẻ trên 6 tháng tuổi hoặc trẻ đau bụng bởi táo bón. Việc cung cấp nhiều nước cho cơ thể sẽ giúp làm mềm phân, đẩy phân di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa và đào thải tự nhiên ra bên ngoài.
Massage cho trẻ: Nếu nguyên nhân bị đau bụng của trẻ do đầy hơi khó tiêu, trào ngược dạ dày.. thì mẹ có thể thực hiện massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để làm giảm các cơn đau bụng này.
Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để làm dịu các cơn đau bụng. Sử dụng túi chườm ấm lên vùng bụng cũng là cách giúp trẻ thư giãn, giảm đau hiệu quả.
Sử dụng men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Bổ sung men vi sinh: Dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn là một trong những cách đơn giản giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ được nhiều ba mẹ lựa chọn hiện nay. Bằng cách bổ sung một hàm lượng lớn lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, đảm bảo đường ruột bé khỏe mạnh. Nhờ đó giúp cải thiện nhanh chóng các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở bé và hỗ trợ làm dịu đi những cơn đau do rối loạn tiêu hóa ở bé.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bố mẹ đã biết được những dấu hiệu trẻ bị đau bụng như thế nào rồi. Với những tình huống đau bụng nhẹ có thể tự cải thiện tại nhà, bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp như trên. Tuy nhiên nếu con đau bụng với cường độ tăng dần hoặc có những biểu hiện bất thường kèm theo thì cần đưa trẻ đi khám sớm.