Nhận biết biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ sau này, bởi đây là giai đoạn trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng ổn định. Mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ hay gặp và cách ngăn ngừa hiệu quả.

Nhận biết biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hay gặp, mẹ hãy tham khảo để nhận biết sớm các biểu hiện và có cách giải quyết kịp thời:

  • Nôn trớ: Nôn trớ sữa là tình trạng rất thường gặp với đối tượng trẻ sơ sinh, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa có thể do mẹ cho con bú quá no, dùng loại sữa không phù hợp hay bế trẻ chưa đúng cách.

Nhận biết biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể do con đang bị rối loạn tiêu hóa

  • Đau bụng: Trẻ sơ sinh bị đau bụng chưa biết nói nên không thể thông báo cho bố mẹ biết tình trạng của mình. Mẹ có thể nhận biết trẻ bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa khi bé mặt đỏ hoặc tái, bụng chướng, quấy khóc, chân co lên bụng, tay nắm chặt..
  • Tiêu chảy: Trẻ sơ sinh có thể đi ngoài 5-10 lần/ngày là hết sức bình thường, nếu như phân của bé có màu vàng sậm, trẻ tăng cân đều.. Trong trường hợp trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, ăn kém, mệt mỏi thì có thể con đã bị tiêu chảy.
  • Táo bón: Trẻ không đi ngoài thường xuyên, phân khô rắn, cứng hoặc phân to, bụng trẻ cứng.. Đây là những dấu hiệu cho thấy có thể con đang bị táo bón, khó đi ngoài.
  • Bú kém: Một trong những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là bú kém. Khi hệ tiêu hóa của bé đang gặp bất thường, trẻ sẽ mệt mỏi, chán ăn, không muốn bú.. Mẹ có thể theo dõi tình trạng bú sữa của con giảm hơn so với bình thường để nhận biết sớm biểu hiện này.

Nhận biết biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa có vấn đề khiến cho trẻ chán ăn, bỏ bú

  • Chậm tăng cân: Khi hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề, việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng bị ảnh hưởng, con không nhận đủ hàm lượng dưỡng chất cơ thể cần và khiến bé bị chậm tăng cân, mệt mỏi, mất nước..

Biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài, toàn diện của con. Bố mẹ hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ như sau:

  • Người mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm ngay từ trong giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Không để trẻ bú quá no trong một cữ bú mà tập cho bé bú điều độ, đi tiêu đúng giờ.
  • Với những trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên lựa chọn loại sữa tốt giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và chú ý không nên đổi sữa liên tục khiến hệ tiêu hóa của con không thích ứng kịp.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh đồ chơi cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ, nhất là thuốc kháng sinh.
  • Đưa trẻ đi khám và tiêm phòng đầy đủ.
  • Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung thêm đều đặn mỗi ngày là cách tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ức chế sự sinh sôi của hại khuẩn đường ruột để lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho bé.

Nhận biết biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ với men vi sinh, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Tình trạng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, kém hấp thu, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài mà còn nguy hiểm hơn nếu bé bị mất nước. Bố mẹ cần phát hiện và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe cho con, tạo điều kiện để bé tăng trưởng phát triển tốt.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ