Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và cách xử lý

Các bệnh về đường tiêu hóa nói chung, hay tiêu chảy  nói riêng là “thủ phạm” hàng đầu gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe cho trẻ em. Dưới đây là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và cách xử lý hiệu quả bố mẹ cần nắm được.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt bố mẹ cần nắm rõ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và cách xử lý

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt bố mẹ cần nắm rõ

Với đặc thù hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải bệnh tiêu chảy sủi bọt. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy, bố mẹ nên biết:

  • Rối loạn tiêu hóa: Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do nhiễm khuẩn được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tiêu chảy sủi bọt. Lý do nhiễm khuẩn có thể đến từ núm vú, bình sữa không đảm bảo vệ sinh, bé mút tay, mút đồ chơi… 
  • Không dung nạp đường Lactose: Hiện tượng này thường xảy ra với những trẻ sơ sinh dùng sữa công thức do cơ thể thiếu hụt enzyme Lactase để phân giải và hấp thụ hết lượng đường Lactose trong sữa. Điều này khiến trẻ phải đối mặt với bệnh tiêu chảy sủi bọt.
  • Do chất lượng sữa mẹ: Chất lượng sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng do chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ như ăn đồ nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh…
  • Nóng trong người: Khi cơ thể bé không khỏe, bị bệnh và nóng trong thì trẻ sẽ mệt mỏi, chán ăn, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu và dẫn tới tiêu chảy sủi bọt.
  • Thuốc kháng sinh: Trẻ sơ sinh khi bị bệnh phải điều trị bằng thuốc kháng sinh khó tránh khỏi các tác dụng phụ ngoài ý muốn, trong đó có hiện tượng tiêu chảy sủi bọt. Các loại thuốc kháng sinh sẽ làm ức chế sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột, dẫn đến trạng thái mất cân bằng hệ vi sinh và kéo theo tình trạng tiêu chảy sủi bọt.

Cách xử lý hiệu quả trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và cách xử lý

Cách xử lý hiệu quả trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Để điều trị trẻ bị tiêu chảy sủi bọt, bố mẹ có thể áp dụng một số giải pháp an toàn và hiệu quả dưới đây:

  • Bổ sung nhiều chất lỏng cho trẻ: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt rất dễ bị mất nước. Chính vì thế, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn trong ngày để bù nước cho bé. Ngoài ra, mẹ nên cho con uống khoảng 50 – 100ml nước điện giải Oresol nhưng phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vật dụng và môi trường xung quanh của trẻ, bao gồm cả núm vú giả, bình sữa, gối, chăn, khăn…
  • Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên vệ sinh núm vú sạch sẽ trước khi cho trẻ bú. Ngoài ra, cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mẹ. Theo đó, mẹ nên ăn nhiều rau củ quả, uống nước dừa tươi, sữa chua,… và tránh ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đường,… không có lợi cho sức khỏe.
  • Với những trẻ sơ sinh uống sữa công thức, con có thể đi ngoài sủi bọt khoảng 2 – 3 ngày đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy này kéo dài, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại sữa công thức khác cho trẻ. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn những loại sữa không chứa đường lactose để giúp con dễ tiêu hóa hơn.
  • Nếu trẻ có những biểu hiện khác thường bên cạnh tiêu chảy sủi bọt như sốt cao, máu trong phân, mệt mỏi, môi khô, da nhợt nhạt… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp cho bé sử dụng men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ tiêu hóa kém.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và cách xử lý

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho bé

Theo đó, việc bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa sẽ tăng cường thêm lượng lớn lợi khuẩn vào cơ thể của trẻ, giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Điều này giúp cải thiện hiệu quả một số vấn đề như tiêu hóa kém hay trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột với các biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu,…

Đồng thời, việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn còn giúp bảo vệ thành ruột, áp đảo hại khuẩn trong thời gian ngắn và hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho bé yêu của bạn!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ