Nguyên nhân trẻ nhỏ bị táo bón? Nên cho bé ăn gì và kiêng ăn gì?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa, trong đó phổ biến là táo bón khiến ba mẹ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ nhỏ bị táo bón? Nên cho bé ăn gì và kiêng ăn gì? Ba mẹ tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

Nhận biết triệu chứng trẻ nhỏ bị táo bón

Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng táo bón kéo dài không chỉ khiến bé đau đớn khi đi đại tiện, ảnh hưởng tới hấp thu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của con. Việc nhận biết kịp thời tình trạng táo bón ở bé giúp mẹ chăm sóc và lên thực đơn phù hợp, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tối ưu cho con.

Dưới đây là một số triệu chứng ở trẻ nhỏ bị táo bón, các mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ nhỏ bị táo bón thường đi đại tiện ít hơn 3 tuần 1 lần.
  • Bé gặp tình trạng đi đại tiện khó khăn, phải dùng sức rặn nhiều, vận động các cơ bụng và cơ hoành nhiều trong thời gian kéo dài khiến con khó chịu, đau đớn.
  • Phân rắn, con đi phân từng cục như phân dê.
  • Trẻ đi đại tiện ra máu tươi do dùng lực rặn mạnh và phân cứng dẫn tới ảnh hưởng niêm mạc hậu môn.
  • Con gặp tình trạng đau bụng dữ dội, kèm theo các biểu hiện chướng bụng, đầy hơi.
  • Thường xuyên phải dùng hỗ trợ từ thụt tháo đại tràng,… để đi đại tiện dễ dàng hơn.

Táo bón ở trẻ nhỏ không chỉ khiến con đau đớn mà còn ảnh hưởng tới hấp thu của trẻ.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị táo bón

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Trong đó, phổ biến phải kể tới:

  • Thiếu nước

Có thể mẹ chưa biết, nước đóng vai trò quan trọng vào việc bài tiết ở đại tràng. Do đó nếu mẹ không đảm bảo bổ sung đủ nước cho bé, con thiếu nước sẽ dẫn tới tình trạng táo bón.

  • Cho con ăn dặm quá sớm

Cho trẻ nhỏ ăn dặm quá sớm khiến con bị táo bón.

Bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm, do sự thay đổi đột ngột của thực đơn, tiêu hóa bé còn non nớt và con phải tập làm quen với nhiều món mới cũng là nguyên nhân dễ gây táo bón cho bé nếu mẹ không xây dựng thực đơn khoa học.

Hơn thế, không phải loại trái cây hay ngũ cốc nào cũng chứa nhiều chất xơ phù hợp với trẻ ăn dặm, với những bé tiêu hóa kém hay táo bón, mẹ nên hạn chế cho bé ăn ổi, chuối xanh, khoai tây hay các loại ngũ cốc làm tình trạng tồi tệ hơn.

  • Do chế độ ăn uống của mẹ

Với trẻ nhỏ bú mẹ hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới tiêu hóa của bé. Nếu mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, hạt tiêu,… có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa, gây táo bón cho bé.

  • Thiếu vận động

Các mẹ không nên để trẻ nhỏ ngồi 1 chỗ quá lâu, nên cho bé vận động và chơi các trò chơi đơn giản phù hợp với độ tuổi. Mẹ cũng nên kết hợp thêm các biện pháp massage, xoa bụng kích thích nhu động ruột của trẻ hàng ngày sau khi bé ăn khoảng 1 tiếng hoặc trước khi cho con ăn.

  • Dùng kháng sinh cho trẻ

Tình trạng táo bón khi bé ăn dặm nguyên nhân do đâu?

Dùng kháng sinh lâu ngày cũng có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Một trong những nguyên nhân trẻ nhỏ bị táo bón cũng có thể do con con phải dùng kháng sinh lâu ngày. Kháng sinh bên cạnh việc điều trị bệnh thì cũng gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể bé như ảnh hưởng tới tiêu hóa, khiến con dễ bị dị ứng,… Cũng bởi kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn làm hao hụt đáng kể các lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa trong đường ruột khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột.

Trẻ táo bón nên ăn gì và kiêng ăn gì nhanh khỏi?

Chăm bé táo bón, các mẹ nên lưu ý một số thực phẩm tốt cho tiêu hóa của con và kiêng một số thực phẩm như:

Thực phẩm tốt cho bé táo bón

  • Trái cây: Đây là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và khoáng chất, chất xơ tốt cho bé. Với bé táo bón, mẹ nên cho bé ăn các loại trái cây như thanh long, đu đủ chín, chuối chín,…
  • Rau xanh: Chứa hàm lượng chất xơ dồi dào vừa tăng cường nhu động ruột, vừa làm mềm phân hỗ trợ tiêu hóa cho bé táo bón. Mẹ nên kết hợp cho bé một số loại rau như rau lang, súp lơ, rau mồng tơi,…

Thêm các loại rau xanh giàu chất xơ vào thực đơn cho bé táo bón

  • Các loại đậu: Chúng chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và chứa nhiều chất béo tự nhiên có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa cho con.

Đảm bảo bổ sung đủ nước cho con mỗi ngày.

  • Uống nhiều nước: Đảm bảo đủ nước là điều cần thiết giúp cơ thể bé thanh lọc, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Nhờ đó hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân, giảm táo bón cho bé.
  • Sữa chua: Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa, nhất là với những bé táo bón. Các mẹ có thể kết hợp cho bé ăn 1hộp sữa chua mỗi ngày giúp ngăn ngừa và cải thiện táo bón.

Bên cạnh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho bé nhờ sữa chua, các mẹ cũng có thể kết hợp cho trẻ uống men vi sinh. Men vi sinh là chế phẩm chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các lợi khuẩn khi được bổ sung giúp nhanh chóng thiết lập cân bằng hệ vi sinh, giúp đường ruột của bé hoạt động hiệu quả và hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé.

Kết hợp cho bé dùng thêm men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ đề kháng khi bé táo bón

Bé táo bón kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho tiêu hóa, các mẹ cũng cần lưu ý hạn chế cho bé táo bón ăn các loại thức ăn sau:

  • Sữa và các sản phẩm của sữa: cũng bởi sữa chứa nhiều lactose, có thể gây đầy hơi, khó tiêu và khiến người bị táo bón trở nên khó chịu hơn.
  • Thức ăn nhanh hoặc các đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ: những đồ ăn này dễ gây khó tiêu, chướng bụng, chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho bé.

Hạn chế cho bé táo bón ăn các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.

  • Trứng: Với bé táo bón mẹ nên hạn chế cho trứng vào thực đơn, thay vào đó mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Thịt đỏ: cũng như trứng, thịt đỏ dồi dào protein và chất béo, ít chất xơ nên mẹ nên hạn chế cho bé ăn nhiều khi con đang gặp tình trạng táo bón.

Ngoài ra các mẹ cũng cần lưu ý không cho bé ăn nhiều đồ ngọt, ít chất xơ và giàu chất béo không có lợi cho triệu chứng táo bón của con.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ