Bắt đầu khi con đủ 6 tháng tuổi, lúc này sữa mẹ khó bổ sung đủ hàm lượng dinh dưỡng cho sự phát triển của bé nên nhiều mẹ bắt đầu tập cho con ăn dặm. Nhiều bé khi ăn dặm vẫn tiếp tục bú mẹ và sữa công thức. Nhiều mẹ băn khoăn vậy khi nào là thời điểm tốt nhất để cai sữa cho bé?
Thực tế, không có một mốc thời gian cố định nào để mẹ cai sữa cho bé. Tuy nhiên, tối thiểu các mẹ nên duy trì cho bé bú sữa mẹ đến khi đủ 12 tháng tuổi, tốt nhất kéo dài đến 24 tháng tuổi thậm chí lâu hơn nữa nếu có thể.
Các mẹ cũng cần lưu ý một số thời điểm không nên cai sữa cho bé đó là: con ốm, ăn uống kém, bé gặp tình trạng nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng,… Mẹ chỉ nên cai sữa khi con đang khỏe mạnh và đã sẵn sàng ăn dặm.
Một số trường hợp bắt buộc phải cai sữa cho bé như: mẹ bị ốm, viêm quanh núm ti, mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm phải dùng thuốc có ảnh hưởng đến sữa và có thể ảnh hưởng xấu đến bé.
Khi bé cai sữa bắt đầu vào độ tuổi ăn dặm, nhiều bé gặp tình trạng táo bón khiến mẹ lo lắng
Trong giai đoạn mẹ bắt đầu cai sữa, tập cho bé ăn thêm sữa ngoài, có nhiều mẹ lo lắng khi các bé gặp tình trạng táo bón. Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ do hệ tiêu hóa của con còn nơn nớt. Một số biểu hiện dễ nhận biết ở trẻ táo bón là con đau quặn bụng, khó đi, đi ngoài không đều, phân rắn thành cục.
Táo bón là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của con lúc này còn non nớt, chưa hoàn thiện.
Việc bé cai sữa dễ bị táo bón thường do các mẹ chọn sữa không phù hợp và con đang tập thích nghi do chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức. Thông thường, sữa công thức thường khó tiêu hơn sữa mẹ. Nghiên cứu đã cho thấy, với những bé dùng sữa công thức hoàn toàn thường đi đại tiện ít hơn bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Con sẽ đi phân cứng hơn, không đều màu và có màu hơi xanh lục.
Trong sữa mẹ không chỉ chứa dồi dào chất dinh dưỡng tốt cho bé mà đây còn là nguồn probiotic tự nhiên dồi dào giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của con mà không có bất kỳ loại sữa công thức nào có thể cung cấp cho con. Cũng bởi vậy mà các mẹ nên duy trì cho bé bú mẹ hoàn toàn đủ 6 tháng đầu đời để tăng cường tiêu hóa, hệ miễn dịch đảm bảo phát triển cho con.
Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa 1 loại hormone là motilin có vai trò giúp làm tăng nhu động ruột của bé. Điều này cũng giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn, hạn chế táo bón ở trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ bị táo bón trong giai đoạn cai sữa có thể do chế độ ăn của bé thiếu chất xơ, con uống không đủ nước, hệ tiêu hóa của con chưa thích nghi được thực phẩm trong thực đơn của mẹ,…
Khi sữa của mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé, con cần cai sữa và bắt đầu làm quen sữa công thức cũng như thức ăn bổ sung ngoài.
Lúc này, để phòng ngừa táo bón cho bé, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Bên cạnh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho bé nhờ sữa chua, các mẹ cũng có thể kết hợp cho trẻ uống men vi sinh. Men vi sinh là chế phẩm chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các lợi khuẩn khi được bổ sung giúp nhanh chóng thiết lập cân bằng hệ vi sinh, giúp đường ruột của bé hoạt động hiệu quả và hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé.
Kết hợp cho bé dùng thêm men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ đề kháng khi bé táo bón
Với những bé gặp tình trạng táo bón trong quá trình cai sữa, mẹ có thể tham khảo bổ sung một số thực phẩm sau vào thực đơn của bé:
– Rau mồng tơi
– Rau dền đỏ
– Bông cải xanh
– Khoai lang
– Quả Mận
– Chuối chín
– Quả táo
– Quả lê
– Quả bơ
– Các loại đậu như đậu đỗ, đậu xanh, đậu hà lan, đậu đỏ, đậu đen…
– Ngũ cốc nguyên hạt
– Đậu bắp
Mẹ nên thêm các thực phẩm dễ tiêu tốt cho hệ tiêu hóa vào thực đơn cho bé.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về táo bón ở trẻ và cách phòng táo bón cho bé khi cai sữa mẹ. Chúc bé yêu của ba mẹ luôn thật khỏe mạnh, ăn ngoan và hấp thu tốt!