Nguyên nhân trẻ ăn hải sản bị đi ngoài và cách phòng tránh

Những món ăn từ hải sản luôn hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon cùng nguồn dinh dưỡng dồi dào và phong phú. Tuy nhiên, hải sản cũng là một nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, tiêu chảy, đi ngoài… cho những đối tượng có cơ địa kém, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là nguyên nhân trẻ ăn hải sản bị đi ngoài và cách xử lý hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ ăn hải sản bị đi ngoài là gì mẹ biết chưa?

Nguyên nhân trẻ ăn hải sản bị đi ngoài và cách phòng tránh

Nguyên nhân trẻ ăn hải sản bị đi ngoài là gì mẹ biết chưa?

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trẻ ăn hải sản bị đi ngoài là do hải sản là những loại thực vật rất dễ nhiễm khuẩn. Việc các ngư dân đánh bắt ở ngoài biển xa và phải bảo quản một khoảng thời gian dài trước khi mang về đất liền sẽ khiến chúng không được tươi.

Do đó, nếu như bé ăn phải những loại hải sản này và chế biến không đúng cách hoặc là trực tiếp ăn sống mà không nấu chín sẽ rất dễ khiến các bạn bị ngộ độc gây dị ứng hay đau bụng, trẻ bị nôn và tiêu chảy. Đặc biệt với những bé có cơ địa yếu lại càng dễ dàng xảy ra tình trạng này hơn.

Cách phòng tránh trẻ ăn hải sản bị đi ngoài hiệu quả

Nguyên nhân trẻ ăn hải sản bị đi ngoài và cách phòng tránh

Cách phòng tránh trẻ ăn hải sản bị đi ngoài hiệu quả

Dưới đây là một số cách phòng tránh bé ăn hải sản bị đi ngoài mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Tuyệt đối tránh cho bé ăn cá mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu… Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu.
  • Không cho bé ăn tôm, cua, sò, hến chết. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamin sinh ra càng nhiều, khi ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc
  • Không cho bé ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C. Vì hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Hải sản thuộc tính hàn nên khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những loại thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê hoặc những đồ uống có gas, nước lạnh… vì dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, đi ngoài, trẻ bị tiêu chảy cấp
  • Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có thủy triều đỏ, có thể mang tảo độc và gây ngộ độc, đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ như trai, sò, ngao,…
  • Khi ăn những món hải sản lạ thì nên thử từng ít một
  • Tránh ăn tại nhà hàng hải sản hoặc mua bán ở chợ cá. Một số người phản ứng ngay cả khi họ hít phải hơi nước hoặc hơi nấu từ hải sản có vỏ. Lây nhiễm chéo cũng có thể xuất hiện trong các cơ sở phục vụ đồ hải sản;
  • Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận vì một số loại thực phẩm có chứa thành phần mơ hồ như “hương vị hải sản”, “nguồn từ cá”.

Ngoài ra, với những đối tượng trẻ em tiêu hóa kém thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường ruột do mất cân bằng hệ vi sinh, ba mẹ cũng nên kết hợp dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho bé.

Nguyên nhân trẻ ăn hải sản bị đi ngoài và cách phòng tránh

Trẻ uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con 

Việc kết hợp dùng men vi sinh cho con lúc này giúp bổ sung hàm lượng vi khuẩn có lợi dồi dào, đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Nhờ đó tạo tiền đề giúp con có tiêu hóa tốt, giảm số lần đi tiêu và tăng khả năng tiêu hóa, giúp bé yêu của mẹ hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ