Trẻ 2 tuổi khó đi ngoài có thể là do ảnh hưởng của bệnh lý hoặc chỉ là do phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Khi thấy trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài, mẹ cần đưa ra các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Tránh để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cơ hội cho bệnh lý khởi phát. Dưới đây là nguyên nhân trẻ 2 tuổi khó đi ngoài và cách xử lý.
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi khó đi ngoài là gì?
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi khó đi ngoài là gì?
Đối với trẻ 2 tuổi, chế độ ăn uống gần như đã giống với người lớn. Chính vì vậy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khó đi ngoài là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý. Dưới đây là 1 số nguyên nhân trẻ 2 tuổi khó đi ngoài:
Ăn ít các thực phẩm có chất xơ như: Các loại rau, hoa quả và các loại ngũ cốc sẽ khiến phân trở nên khô cứng và di chuyển chậm trong trực tràng. Cần bổ sung chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.
Uống thiếu nước: Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, luôn đùa nghịch với mọi thứ xung quanh khiến lượng nước thoát ra ngoài nhiều. Nếu trẻ 2 tuổi không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày sẽ khiến phân bị khô cứng, gây ra táo bón.
Lạm dụng sữa công thức: Trong các loại sữa công thức hàm lượng đạm casein cao, đây là loại là đạm khó tiêu hóa, hấp thu hơn đạm whey có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột, do đó làm cho trẻ nhỏ bị táo bón và khó đi đại tiện. Cần chú ý chọn sữa cho trẻ để không gặp tình trạng táo bón.
Thói quen xấu của trẻ như: Nhịn đi đại tiện do mải chơi, không được cha mẹ luyện thói quen đi ngoài đúng giờ. Thói quen này dẫn đến tình trạng phân tích tụ và được giữ lại lâu bên trong ruột già. Tại đây, phân sẽ bị hấp thu một phần nước và trở nên khô cứng hơn. Khi phân bị mắc kẹt, di chuyển chậm sẽ làm cho trẻ khó đi ngoài.
Dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: Các loại thuốc chứa sắt, kháng sinh,… sử dụng liên tục trong nhiều ngày khiến bé bị nóng trong người, mất cân bằng đường ruột, gây ra tình trạng táo bón lâu ngày cho trẻ 2 tuổi.
Cách xử lý trẻ 2 tuổi khó đi ngoài chuẩn nhất
Thứ nhất, chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Muốn con tiêu hóa tốt, cải thiện chứng khó đi ngoài, mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng khoa học như sau:
Chế độ ăn cần cân đối các thành phần, đặc biệt cần chú ý bổ sung đầy đủ chất xơ, dầu ăn…
Giảm các loại thực phẩm và nước uống ngọt; thức ăn có chất béo để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Hạn chế dung nạp dư lượng cơm gạo trắng, tinh bột và chuối; thay bằng gạo nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch…
Thay thế bằng các loại sinh tố để bé dễ hấp thụ vì trong sinh tố có chứa các vitamin cần thiết, nước và bổ sung chất xơ nhanh chóng cho trẻ
Đảm bảo cho trẻ uống nhiều và đầy đủ nước mỗi ngày.
Thứ hai, cho trẻ uống thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột
Cho trẻ uống thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột
Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị nếu bạn đã cải thiện chế độ ăn mà triệu chứng khó đi ngoài của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Các thuốc điều trị hỗ trợ làm mềm phân thường được các bác sĩ ưu tiên hơn vì giúp cấu trúc phân mềm, dễ điều chỉnh phù hợp với tình trạng của trẻ.
Lưu ý việc sử dụng thuốc nên thông qua thăm khám, lời khuyên từ bác sĩ. Cha mẹ cần đưa trẻ đến triệu chứng viện nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài.
Thứ ba là việc điều chỉnh hành vi và tâm lý của trẻ
Mẹ cần điều chỉnh lại hành vi và tâm lý của trẻ khó đi ngoài như sau:
Khi trẻ có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hằng ngày, cha mẹ cần nhắc nhở và khuyến khích bé thay đổi.
Hướng dẫn bé ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.
Một số trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi gặp triệu chứng táo bón. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm và giải thích cho bé hiểu không nên sợ hay căng thẳng
Bên cạnh đó, bạn cần tập cho con trẻ thói quen đi vệ sinh 1 lần mỗi ngày, có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối.
Ngoài ra, để giữ cho hệ vi sinh đường ruột của con được ổn định thì bổ sung men vi sinh cho trẻ bị táo bón chính là biện pháp hữu dụng và an toàn nhất với các bé.
Kết hợp bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé
Theo đó, khi các lợi khuẩn được bổ sung đầy đủ sẽ giúp nhanh chóng tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, duy trì chức năng đường ruột giúp các bé đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp ức chế các hại khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Nhờ đó phòng ngừa và cải thiện nhanh các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ như: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng,… Đồng thời, lợi khuẩn còn hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho bé yêu của mẹ.