Nguyên nhân khiến trẻ sình bụng đầy hơi, mẹ cần lưu ý!

Chướng bụng, sình bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng không hiếm gặp khi hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên nhiều phụ huynh rất lo lắng khi thấy con có các biểu hiện này và không biết làm thế nào để cải thiện. Bố mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết phải làm gì khi trẻ sình bụng đầy hơi.

Biểu hiện trẻ bị đầy hơi chướng bụng là gì?

Đầy bụng, chướng bụng ở trẻ nhỏ là hiện tượng khí gas trong dạ dày quá nhiều làm cho bụng trẻ bị sình, chướng lên. Trẻ đầy bụng khó tiêu thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều và kém ăn, bỏ bữa. Nếu kéo dài tình trạng này có thể gây thiếu chất, suy dinh dưỡng. Có nhiều triệu chứng khác nhau tùy từng trẻ, tuy nhiên các biểu hiện phổ biến ở trẻ đầy hơi chướng bụng bao gồm:

  • Sau khi trẻ ăn từ 1-2 giờ đồng hồ mẹ thấy bụng con căng tròn, vỗ nhẹ vào tạo âm thanh như tiếng trống.
  • Trẻ ợ hơi sau khi ăn xong.
  • Trẻ quấy khóc, cảm thấy khó chịu sau khi ăn, bỏ bữa, bỏ bú.
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc không có xì hơi.

Nguyên nhân khiến trẻ sình bụng đầy hơi, mẹ cần lưu ý!

Trẻ cảm thấy khó chịu, chán ăn khi có cảm giác chướng bụng đầy hơi

Nguyên nhân khiến trẻ sình bụng đầy hơi, mẹ cần lưu ý

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sình bụng đầy hơi, trong đó một số nguyên nhân chính có thể kể tới như:

  • Chướng bụng ở trẻ sơ sinh có thể do con bú quá nhanh khiến cho hơi nuốt liên tục vào dạ dày khi con bú.
  • Đồ ăn dặm của trẻ không cân bằng giữa các nhóm chất. Bữa ăn quá nhiều tinh bột khiến con không tiêu hóa được.
  • Lượng thức ăn một bữa của trẻ quá nhiều, dạ dày bị quá tải.
  • Cơ thể trẻ bị thiếu men Lactase, không tiêu hóa được hết đường Lactose gây đầy hơi chướng bụng.
  • Trẻ bị dị ứng thực phẩm cũng có biểu hiện này.
  • Một số thuốc kháng sinh liều cao có tác dụng phụ, trẻ dùng kháng sinh dài ngày khiến cho hệ sinh thái đường ruột bị mất cân bằng.
  • Trẻ mắc một số bệnh đường ruột.

Nguyên nhân khiến trẻ sình bụng đầy hơi, mẹ cần lưu ý!

Cho trẻ bú sai cách khiến hơi vào dạ dày nhiều hơn, gây chướng bụng

Cách xử trí khi thấy trẻ chướng bụng, đầy hơi mẹ nên biết

Khi phát hiện trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau đây để con bớt khó chịu và thoát hơi nhanh ra bên ngoài:

  • Massage nhẹ nhàng bụng trẻ: Sau khi trẻ bú hoặc ăn xong, mẹ hãy dùng hai đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên bụng trẻ, xoa theo chiều kim đồng hồ. Hành động này giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp đẩy lượng khí dư thừa trong dạ dày ra bên ngoài.
  • Cử động chân như đi xe đạp: Đặt trẻ nằm ngửa và kéo chân con như động tác đi xe đạp trên không, giúp con xì hơi dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng đầy bụng, chướng bụng.

Nguyên nhân khiến trẻ sình bụng đầy hơi, mẹ cần lưu ý!

Bài tập đạp xe trên không trung giúp trẻ tiêu hóa hiệu quả

  • Cho trẻ ợ hơi sau khi bú: Bế đứng con sau ăn ít nhất 15 phút kết hợp vỗ ợ hơi là cách giúp trẻ không còn bị chướng bụng khó tiêu và trào ngược nữa. Mẹ cũng nên nhớ cho trẻ bú đúng tư thế để con không còn nuốt hơi dư thừa vào dạ dày khi bú.
  • Ăn dặm đúng cách: Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi con đã đủ tuổi, với thức ăn mềm, lỏng, tăng dần độ thô. Bố mẹ không nên bắt con ăn quá nhiều trong một bữa mà cần chia nhỏ khẩu phần ăn với thức ăn phù hợp, với lượng vừa đủ.
  • Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ nhỏ: Sử dụng sản phẩm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con. Điều này giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi cho trẻ. Dùng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện đang là lựa chọn của nhiều bố mẹ thông thái, nhằm giúp con cải thiện nhanh và hiệu quả các bệnh lý đường ruột, đồng thời phòng ngừa các bệnh đường ruột tái phát, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sình bụng đầy hơi, mẹ cần lưu ý!

Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ đề kháng cho con với men vi sinh

Tình trạng trẻ sình bụng đầy hơi hầu hết có thể tự điều trị tại nhà với các biện pháp như trên, chủ yếu là thay đổi thói quen cho con ăn uống mỗi ngày khoa học. Tuy nhiên nếu bố mẹ thấy tình trạng này kéo dài không đỡ hoặc con có các biểu hiện bất thường thì cần sớm cho trẻ đi khám tại bệnh viện.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ