Trẻ đi tướt có nhầy khiến bố mẹ lo lắng không biết bé có đang gặp bệnh lý nguy hiểm nào không. Mẹ hãy đọc bài sau để biết nguyên nhân khiến trẻ bị đi phân nhầy và cách giúp con mau khỏi.
Nguyên nhân khiến trẻ đi tướt có nhầy?
Trẻ đi tướt có lẫn nhầy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, gồm có:
Rối loạn tiêu hóa:Là nguyên nhân phổ biến khiến bé đi ngoài phân nhầy. Rối loạn tiêu hóa thường xuất phát từ tình trạng trẻ bị tiêu chảy, dẫn tới chất nhầy lẫn trong phân trẻ.
Trẻ bị đi tướt lẫn nhầy có thể do con đang bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị tiêu chảy:Trẻ có thể bị tiêu chảy khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn hay không đảm bảo vệ sinh. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ gây ra viêm niêm mạc đường ruột, dạ dày sẽ sản xuất nhiều chất nhầy trong phân. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, tiêu chảy kéo dài có thể trở nên nghiêm trọng, gây mất nước. Diễn biến bệnh nặng hơn có thể gây tử vong, do đó bố mẹ cần xử lý kịp thời nếu trẻ mất nước do tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.
Viêm ruột cấp tính:Mắc bệnh viêm ruột cấp tính, niêm mạc ruột bị viêm cũng làm cho chất nhầy lẫn trong phân bé khi bị đi ngoài.
Viêm loét dạ dày – đại tràng: Mặc dù trẻ nhỏ thường ít bị bệnh viêm loét dạ dày – đại tràng nhưng nếu hệ tiêu hóa của trẻ còn kém, bé ăn đồ không vệ sinh hoặc không phù hợp thì con vẫn có thể bị bệnh này. Dạ dày và đại tràng bị viêm loét sẽ khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường.
Dị ứng với chế độ ăn uống của mẹ: Nguyên nhân này không quá phổ biến khi trẻ bú mẹ bị dị ứng với đồ ăn. Nếu trẻ đang bú mẹ, việc thay đổi chế độ ăn của người mẹ cũng có thể gây ra tình trạng đi phân nhầy nếu bé dị ứng với thành phần đó. Trẻ cũng có thể bị đi phân nhầy nếu không dung nạp được sản phẩm từ sữa hay thức ăn cay, nóng.
Cách điều trị tình trạng trẻ đi tướt giúp con mau khỏi
Khi thấy trẻ bị đi ngoài lẫn chất nhầy kéo dài, nhất là phát hiện thấy máu trong phân thì bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay để khám cho bé, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tùy vào triệu chứng cụ thể của trẻ mà bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra để xác định nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu thấy bé bị đi tướt có nhầy kèm máu trong phân
Ngoài việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cần xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ. Hãy áp dụng các biện pháp sau để giúp cải thiện tình trạng đi tướt của bé:
Cho trẻ uống đủ nước: Bổ sung đủ nước cho bé để duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, hãy cho trẻ uống với lượng phù hợp với số tuổi của con.
Bổ sung chất xơ: Tăng thêm các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn như rau xanh, các loại củ, hoa quả tươi để hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng.
Bổ sung lợi khuẩn: Cho trẻ ăn sữa chua và các thực phẩm có chứa lợi khuẩn giúp cân bằng hệ khuẩn ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa.
Ngoài những biện pháp trên, với những trẻ bị tiêu hóa kém, lười ăn khi đang mọc răng, đi tướt, bố mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho trẻ. Men vi sinh giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của bé khỏi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, giúp trẻ ổn định hệ sinh thái đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa của trẻ thuận lợi, giúp con tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Từ đó, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, ăn tốt hơn để khỏe mạnh hơn.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Mong rằng bài viết trên đã giúp bố mẹ biết được nguyên nhân khiến trẻ đi tướt có nhầy và cách cải thiện cho trẻ, giúp con mau khỏi bệnh. Chúc bé có hệ tiêu hóa phát triển tốt và phòng tránh hiệu quả tình trạng đi ngoài phân lẫn nhầy sau này.