Trẻ đi phân sống sau khi ăn là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, tuy không gây ra nguy hiểm tức thời nhưng khi kéo dài lại ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của trẻ. Để có thể nhận biết và có biện pháp can thiệp hiệu quả, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài sau.
Nguyên nhân khiến trẻ đi phân sống sau khi ăn?
Khi trẻ gặp phải hiện tượng đi ngoài phân sống thì việc đầu tiên mẹ cần làm là xem xét lại chế độ dinh dưỡng của trẻ. Hầu hết các trường hợp trẻ đi phân sống sau khi ăn là do chế độ ăn của con chưa khoa học. Nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài phân sống là do:
Chế độ ăn mất cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng: Khi bữa ăn của trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ ăn nhiều đạm và chất béo, ít chất xơ.. sẽ khiến cho cơ thể không hấp thu được hết các chất này và gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống.
Bữa ăn thừa đạm, thừa chất béo khiến hệ tiêu hóa không hấp thu được và khiến trẻ đi ngoài phân sống
Cho trẻ ăn dặm sớm: Tinh bột được tiêu hóa nhờ vào các loại men amylaza và ptyalin có trong nước bọt, tuy nhiên phải tới 6 tháng tuổi cơ thể trẻ mới tiết ra nhiều nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Cho trẻ ăn dặm sớm hơn thời điểm này có thể xảy ra hiện tượng trẻ đi phân sống sau khi ăn.
Dùng thuốc kháng sinh kéo dài: Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn loại bỏ lợi khuẩn đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và dẫn tới biểu hiện trẻ đi ngoài phân sống, khiến cho trẻ còi xương, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
Trẻ mắc một số bệnh lý: Các bệnh lý như viêm ruột, lồng ruột, tắc ống mật.. khiến quá trình chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ đi ngoài phân sống.
Môi trường không vệ sinh: Môi trường sống của trẻ không vệ sinh, bị ô nhiễm khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, bị ốm và phải điều trị với kháng sinh. Điều này làm hệ tiêu hóa bị tổn thương và làm tăng nguy cơ đi ngoài phân sống.
Cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống của trẻ bằng cách nào?
Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, góp phần khắc phục tình trạng trẻ đi phân sống sau khi ăn.
Nấu những món ngon dễ tiêu hóa cho trẻ như cháo, súp dinh dưỡng
Một số biện pháp cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống đơn giản và hiệu quả cho trẻ như:
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ cần đảm bảo bữa ăn đủ chất, tăng cường ăn nhiều rau của quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, tạo ra dòng sữa mẹ dinh dưỡng, mát và giúp trẻ bú mẹ dễ tiêu hóa. Tránh ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm tanh, gây khó tiêu..
Đối với trẻ dùng sữa công thức: Trường hợp trẻ đi ngoài phân sống do rối loạn tiêu hóa liên quan tới dinh dưỡng (bất dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò) thì mẹ cần xem xét lại sữa cho trẻ uống. Có thể tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đổi sang loại sữa khác cho con. Lựa chọn loại sữa có lượng đường lactose thấp, sữa free lactose.. cho con dùng hàng ngày.
Đối với trẻ ăn dặm: Khẩu phần ăn của trẻ cần được cân bằng, đủ dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột. Các loại thức ăn nấu dạng mềm, dễ tiêu hóa. Mẹ nên cho con uống nhiều nước để bù lượng nước đã hao hụt khi trẻ đi ngoài liên tục. Hạn chế những thực phẩm gây khó tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, nước uống có gas..
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ với men vi sinh
Việc bổ sung lợi khuẩn sớm với men vi sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ tiêu chảy phân sống là do loạn khuẩn đường ruột, việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp thiết lập lại cân bằng hệ sinh thái đường ruột, để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ổn định hơn.
Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng giúp bảo vệ niêm mạc ruột, hỗ trợ tiết enzyme để thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Tăng cường lợi khuẩn với men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé
Đưa trẻ đi khám khi thấy con có triệu chứng bất thường
Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên mà mẹ vẫn thấy trẻ đi phân sống sau khi ăn thì cần đưa con đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh để có hướng điều trị dành riêng cho trẻ.
Hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ hay gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường ruột khác nhau. Hy vọng qua bài trên, bố mẹ đã có thêm những hiểu biết để phát hiện và xử lý đúng cách khi thấy trẻ đi phân sống sau khi ăn hiệu quả.