Nguyên nhân khiến bé bú hay bị trớ mẹ đã biết là gì chưa?

Bé bú hay bị trớ là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy, nguyên nhân nào khiến bé bú hay bị trớ, mẹ đã biết chưa? Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây mẹ nhé! 

Nguyên nhân khiến bé bú hay bị trớ

Nguyên nhân khiến bé bú hay bị trớ mẹ đã biết là gì chưa?

Nguyên nhân khiến bé bú hay bị trớ

Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân chính khiến bé bú hay bị trớ có thể kể đến như sau:

  • Do hệ tiêu hóa còn non và chưa hoàn thiện: Điều này cộng thêm việc dạ dày của bé cũng còn nhỏ và nằm ngang, cao hơn so với người lớn nên rất dễ bị trớ sữa. Thêm vào đó, cơ thắt tâm vị hoạt động kém nên khi bé bú no quá hoặc chỉ cần thay đổi tư thế đột ngột thôi cũng sẽ khiến trẻ dễ bị trớ sữa. 
  • Do bé bú mẹ quá nhiều: Bé bú mẹ nhiều, ăn quá no cộng thêm sữa lại là thức ăn dạng lỏng nên càng dễ bị trớ sữa hơn so với các thức ăn dạng đặc khác.
  • Do trẻ uống nhiều sữa công thức, ít hoặc không được bú sữa mẹ: Theo các chuyên gia, sữa công thức sẽ tiêu hóa lâu hơn so với sữa mẹ. Đặc biệt, sữa sẽ nằm lại ở dạ dày lâu hơn dễ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu và dễ trớ sữa hơn. 
  • Do tư thế bú mẹ sai cách: Trẻ bú quá nhanh hoặc nằm ngang khi bú cũng gây ra hiện tượng trớ sữa. Nếu để kéo dài mà mẹ không điều chỉnh sẽ dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Một số nguyên nhân khác: Việc mặc tã quần cho bé quá chặt, đặt bé nằm ngay sau khi ăn no, mẹ không vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn, bé bị dị ứng với sữa công thức, trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa,… cũng đều là nguyên nhân dễ gây trớ sữa ở trẻ nhỏ.

Một số cách khắc phục bé bú hay bị trớ hiệu quả

Duy trì cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Nguyên nhân khiến bé bú hay bị trớ mẹ đã biết là gì chưa?

Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ở dạng dễ hấp thụ, được tự động điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của trẻ trong từng giai đoạn. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi con được 24 tháng tuổi. Nếu mẹ bị mất sữa trẻ cần được bú sữa công thức phù hợp với từng độ tuổi, thể chất của bé giúp giảm nguy cơ bị trớ sữa hiệu quả.

Cho trẻ bú theo nhu cầu

Như đã nói trên, trẻ bú quá no cũng gây ra trớ sữa. Theo đó, mẹ chỉ nên cho con bú theo đúng nhu cầu, bú cả ban ngày và ban đêm. Mỗi ngày trẻ nhỏ cần bú ít nhất khoảng 8 – 12 lần với lượng sữa vừa đủ để không bị thiếu dưỡng chất cũng như hạn chế tình trạng nôn trớ.

Cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế bé bị trớ

Nguyên nhân khiến bé bú hay bị trớ mẹ đã biết là gì chưa?

Cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế bé bị trớ

Tư thế bú đúng giúp hạn chế tình trạng trẻ bị trớ sữa trong và sau khi bú. Dưới đây là cách cho bé bú đúng tư thế:

  • Tư thế: Mẹ có thể cho bé bú nằm hoặc ngồi nhưng phải đảm bảo cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, thư giãn.
  • Đầu và thân của trẻ phải nằm trên 1 đường thẳng, đầu cao hơn mặt phẳng ngang khoảng 30 độ.
  • Bụng trẻ và bụng mẹ áp sát nhau
  • Mặt bé hướng về vú mẹ, mũi đối diện núm vú
  • Phải đỡ cả đầu và mông của trẻ sơ sinh
  • Miệng trẻ ngậm đầu vú sao cho quầng vú phía trên miệng còn lại nhiều hơn so với quầng vú dưới miệng, miệng mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài và cằm chạm vào bầu vú.

Kết hợp cho bé uống men vi sinh để cải thiện tình trạng nôn trớ

Nguyên nhân khiến bé bú hay bị trớ mẹ đã biết là gì chưa?

Kết hợp cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Với trẻ nôn trớ do gặp phải các vấn đề đường ruột như rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men vi sinh cho con. Việc cho bé uống men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Phương pháp này sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột của con được cân bằng, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể con. Đồng thời, các lợi khuẩn cũng ức chế và kìm hãm ảnh hưởng của các hại khuẩn, hỗ trợ tăng đề kháng. Từ đó ngăn không cho hại khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị trớ do tiêu chảy hoặc một số bệnh đường tiêu hóa khác…

Nhờ đó, việc chăm sóc sức khỏe tiêu hóa với lợi khuẩn từ men vi sinh ngoài giúp ngăn ngừa tình trạng bé bú hay bị trớ còn có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng bé bú hay bị nôn trớ mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Bên cạnh đó, với các bé hay nôn trớ kèm lười bú, sốt hay mệt mỏi, tốt nhất mẹ nên đưa bé tới gặp các bác sĩ chuyên khoa sớm để được thăm khám kịp thời và tư vấn điều trị đúng cách.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ