Tình trạng trẻ ăn dặm đi ngoài phân cứng hoặc con không đi ngoài nhiều ngày là vấn đề khiến không ít ba mẹ lo lắng và hoang mang. Vậy, nguyên nhân khiến bé ăn dặm không đi ị là gì?
Nguyên nhân khiến bé ăn dặm không đi ị là gì?
Nguyên nhân khiến bé ăn dặm không đi ị là gì?
Hệ tiêu hoá chưa kịp thích nghi với thức ăn mới
Điều đầu tiên dẫn đến việc bé ăn dặm không ị chính là bé mới bắt đầu làm quen với thức ăn khác sữa mẹ. Độ đặc và thành phần của cháo ăn dặm, bột ăn dặm khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi nên chưa thể tiêu hóa ngay. Điều này dẫn đến việc bé ị khác thường so với giai đoạn chỉ bú sữa mẹ.
Ba mẹ cho con ăn dặm quá sớm
Điều khiến bé không thể đi ngoài mỗi ngày chính là ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm. Khi bé chưa sẵn sàng để ăn dặm thì ba mẹ không nên cho bé làm quen với thực phẩm ngoài sữa và cho ăn lượng lớn. Điều này làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải và dẫn đến việc táo bón. Biểu hiện bé ăn dặm không ị.
Bé bị thiếu nước
Ngoài nguyên nhân làm quen với thức ăn đặc hơn, cứng hơn so với sữa thì bé bị thiếu nước trong khẩu phần sẽ làm cho phân bị khô cứng khó đẩy ra ngoài, dần dần bé sẽ bị táo bón.
Vì vậy, để tránh bị táo bón khi ăn dặm thì khi chế biến món ăn, ba mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước trong thức ăn và trong các món canh và từ hoa quả tươi. Không chỉ giúp bé hấp thu đủ chất mà còn hạn chế bị thiếu nước khiến trẻ nhỏ bị táo bón khó đi ị.
Chế độ ăn dặm thiếu chất xơ
Chất xơ là thành phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp bé có thể đi ngoài dễ dàng hơn. Nếu bé ăn chế độ thiếu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây…thì bé ăn dặm không ị sẽ dễ bị táo bón hơn.
Khắc phục bé ăn dặm không đi ị như thế nào hiệu quả?
Khắc phục bé ăn dặm không đi ị như thế nào hiệu quả?
Để khắc phục bé ăn dặm không đi ị nhanh chóng hiệu quả, cha mẹ cần:
Cung cấp đủ nước cho trẻ. Với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi mỗi ngày cần 100ml cho mỗi kg nặng cơ thể, kể cả sữa.
Điều chỉnh ngay chế độ ăn dặm cho trẻ, giảm lượng ăn phù hợp với trẻ, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa của bé.
Mẹ có thể tham khảo cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm tự chỉ huy với nhiều loại rau củ quả
Đối với trẻ bị táo bón do uống sữa công thức, mẹ nên pha sữa theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất hoặc đổi loại sữa khác phù hợp với trẻ hơn.
Tập cho trẻ đi ngoài hàng ngày theo một khung giờ cố định như buổi sáng sau khu ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi trẻ tắm …. Khi được mẹ định hướng và trở thành thói quen hàng ngày, trẻ sẽ đi ngoài đều đặn và không lo táo bón quay trở lại.
Để giảm bớt sự khó chịu do bé ăn dặm không đi ị, mẹ có thể cho trẻ ngâm mình trong nước ấm từ 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Nước ấm có tác dụng làm giãn cơ vòng hậu môn, đồng thời kích thích nhu động ruột giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Mẹ có thể sử dụng 3 ngón tay giữa chụm lại, sau đó đặt lên vùng bụng gần rốn rồi massage nhẹ cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, đồng thời kết hợp với lực ấn vừa phải sau đó massage như vậy theo chiều ngược lại. Thức ăn sẽ được làm mềm và chuyển xuống hậu môn để thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Với trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ nên bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con
Ngoài ra, trẻ trong giai đoạn ăn dặm, do hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên chưa thích nghi kịp thời và hấp thụ tốt các loại dưỡng chất trong thực phẩm. Đây cũng là nhóm đối tượng dễ mắc phải các vấn đề tiêu hóa do mất cân bằng vi sinh đường ruột, trong đó có táo bón khó đi ngoài. Lúc này, để tăng cường tiêu hóa và nâng cao miễn dịch, mẹ nên cho con dùng thêm các sản phẩm men vi sinh cho trẻ bị táo bóncho trẻ giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh đường ruột trẻ về trạng thái cân bằng.
Trong trường hợp trẻ ăn dặm không đi ị kéo dài hơn 2 tuần, hoặc kèm một số dấu hiệu bất thường khác như nôn ói, sốt, đi phân ra máu,… Mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.