Nguyên nhân khiến bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thực tế có nhiều nguyên nhân khiến bé gặp phải tình trạng này. Với trẻ nhỏ, các cơ quan trong cơ thể của bé chưa hoàn thiện nên trẻ dễ tổn thương và bị bệnh khiến con bị nôn trớ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ nguyên nhân bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ.

Nguyên nhân khiến bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Nôn trớ là gì?

Nôn và trớ là hai khái niệm khác nhau. Trớ là tình trạng xảy ra khi thức ăn (sữa, bột, cháo) từ dạ dày trào lên họng rồi vọt ra ngoài, cũng có thể nuốt lại một phần. Hiện tượng này chỉ gặp ở trẻ dưới 18 tháng tuổi. Nôn là tình trạng chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Sự kết hợp của co bóp dạ dày và cơ bụng khiến mức độ và số lượng chất trong dạ dày bị ộc ra ngoài nhiều hơn là tình trạng trớ.

Nguyên nhân khiến bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Nguyên nhân bé bị trớ

  • Do cơ vòng thực quản ở trẻ sơ sinh còn yếu

Miệng nối với dạ dày bằng 1 đường hình ống gọi là thực quản. Thức ăn vào miệng, qua thực quản. Sau khi xuống dạ dày, cơ vòng thực quản đoạn tiếp giáp với dạ dày sẽ đóng lại. Ở trẻ sơ sinh, cơ này còn yếu. Hơn nữa dạ dày trẻ còn bé. Dẫn đến sữa có thể trào lên và ra ngoài đường miệng.

Nguyên nhân khiến bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ

  • Chức năng điều khiển đóng mở cơ vòng thực quản đoạn thực quản tâm vị tại não chưa trưởng thành. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ sinh non.
  • Các yếu tố tác động khác. Như trẻ ho, khóc, nằm ngửa hoặc vùng vẫy sau khi ăn

Nguyên nhân bé bị nôn

  • Do kích thích gặp trong các trường hợp

+ Trẻ ăn quá no

+ Dị ứng sữa

+ Trẻ bị viêm dạ dày ruột

+Trào ngược dạ dày

+ Trẻ bị ngộ độc: Điều này xảy ra ở trẻ sơ sinh có thể do nguyên nhân từ việc bảo quản sữa không hợp vệ sinh. Dẫn đến nhiễm một số vi khuẩn như salmonella.

  • Do bệnh lý

Nguyên nhân khiến bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ

+ Lồng ruột:

Đây là hiện tượng một số đoạn ruột chồng lên nhau. Biểu hiện nổi bật của lồng ruột: Trẻ tự nhiên khóc thét lên từng hồi, gập người lại, ôm bụng và nôn mửa. Mẹ có thể thấy bụng trẻ không đều, có khối nhô lên một bên

Trường hợp này hãy mang trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

+ Hẹp môn vị:

Đoạn nối dạ dày với tá tràng gọi là môn vị. Tại môn vị có một cái van chức năng mở ra khi thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Trường hợp nhóm cơ co giãn của van này trở nên phì đại sẽ cản trở chức năng mở môn vị. Gọi là chít hẹp môn vị. Điều này chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên chít hẹp môn vị thường gặp ở những đối tượng sau:

  • Trẻ trai hay gặp hơn, đặc biệt con đầu lòng
  • Trẻ sinh non
  • Bà mẹ mang thai hút thuốc lá
  • Dùng kháng sinh cho trẻ sớm (trong vài tuần đầu, thường gặp loại Erythromycin)
  • Trẻ dùng sữa công thức thường gặp hơn trẻ bú mẹ.

+ Không dung nạp sữa

Một tình trạng hiếm gặp không dung nạp sữa được gọi là galctosemia. Nó xảy ra khi trẻ sinh ra không có enzyme phân hủy sữa. Một số trẻ bị tình trạng này kể cả với sữa mẹ. Nó làm cho trẻ buồn nôn và nôn sau khi uống sữa hoặc bất kì sản phẩm từ sữa.

Nguyên nhân khiến bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ

Khi nào trẻ 1 tháng bị nôn trớ cần đi viện?

Nôn trớ có thể là hiện tượng bình thường và chấm dứt sau 4-5 tháng khi chức năng cơ quan của trẻ hoàn thiện. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý khi trẻ nôn trớ nhiều. Nó có thể do bệnh lý, và cũng dẫn đến trẻ bị mất nước. Mẹ nên theo dõi sát sao trẻ. Liên hệ bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu bé nôn trớ đi kèm biểu hiện sau:

+ Bé nôn liên tục và có biểu hiện mất nước: môi khô, khóc ít hoặc không có nước mắt, bỉm khô trong 3-6 giờ

+ Bé bị sốt

+ Bé sặc, ho mạnh và liên tục

+ Bụng chướng căng hoặc nổi khối ở 1 bên

+ Tiêu chảy kèm máu

Bài viết trên đây hy vọng cung cấp thông tin hữu ích cho mẹ giúp mẹ biết được nguyên nhân tại sao trẻ 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ