Nên làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt?

Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt nên bé dễ gặp các vấn đề đường ruột, và đi phân bọt nhiều lần là một trong số đó. Nếu mẹ chưa biết nên làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt thì hãy đọc ngay bài viết sau đây!

Nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Thông thường trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chân phân của trẻ có thể thay đổi tùy vào bé bú mẹ hay dùng sữa công thức. Theo đó, phân của trẻ bú mẹ sẽ có màu vàng, sệt và mùi hơi chua. Trong khi phân của trẻ uống sữa công thức có thể màu nâu hay xanh, mùi thối, kết cấu đơn. Vậy cần phải làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt?

Nên làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt?

Trẻ bị đi phân có bọt nhiều lần có thể là tình trạng tiêu chảy

Nếu mẹ phát hiện trẻ đi ngoài có bọt, phân lỏng và có thể có dịch nhầy, đi ngoài với tần suất nhiều lần trong ngày thì có thể con đã bị tiêu chảy. Biểu hiện trẻ đi phân bọt, phân lỏng tiêu chảy là:

  • Tần suất đi ngoài tăng lên hơn 5-7 lần mỗi ngày.
  • Trẻ có biểu hiện bú kém, bỏ bú.
  • Trẻ quấy khóc, sôi bụng khi bị đi ngoài có bọt.
  • Trẻ bị sốt cao.
  • Trẻ nôn trớ nhiều.
  • Trẻ sụt cân nhanh chóng.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt?

Đi ngoài phân có bọt là một trong những vấn đề tiêu hóa của trẻ. Mặc dù phần lớn các trường hợp trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày nhưng bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con, đồng thời áp dụng các cách sau để kiểm soát triệu chứng bệnh cho trẻ hiệu quả:

Sắp xếp chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học

  • Tắm rửa sạch cho con và thay tã thường xuyên.

Nên làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt?

Vệ sinh sạch sẽ và thay tã bỉm cho trẻ thường xuyên

  • Đảm bảo cho trẻ thực hiện quy tắc “ăn chín- uống sôi”.
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, núm ti, bình sữa của con và tiệt trùng kỹ, vệ sinh quần áo và đồ chơi của trẻ.
  • Không tự ý mua thuốc và sử dụng cho bé nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của bé hợp lý

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm nên được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ quả tươi ngon.
  • Trường hợp trẻ đang ăn dặm bị đi ngoài phân bọt, nên tạm thời tránh cho bé ăn cá hay các hải sản tanh, hạn chế tiêu thụ đồ ăn chiên xào dầu mỡ..
  • Bù nước cho trẻ với nước lọc, tăng cường điện giải với Oresol, nước trái cây.. Với trẻ bú mẹ thì người mẹ cần bổ sung nhiều nước hơn trong ngày và tăng cữ bú cho con.
  • Trẻ bú sữa công thức bị đi ngoài phân bọt có thể đổi sang loại sữa khác phù hợp với bé hơn.
  • Sử dụng thực phẩm tươi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh dùng đồ đông lạnh, đồ ăn chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản.
  • Cho con ăn nhiều món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp và chia nhỏ bữa ăn cho con hấp thu dễ dàng hơn.
  • Bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu hoá kém. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào để cân bằng và ổn định hệ vi sinh khi bé đi ngoài phân bọt do nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa. Duy trì sử dụng men vi sinh đúng cách sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của con, giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy, đi phân lỏng, phân bọt nhất là với trẻ bị tiêu hóa kém, biếng ăn, kém hấp thu dinh dưỡng, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng hiệu quả.

Nên làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Đọc xong bài viết trên, mong rằng bố mẹ đã biết phải làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt nhằm giúp con mau khỏi bệnh. Hãy chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bé để phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý đường ruột này tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ