Một số lưu ý chăm sóc trẻ bị nôn trớ khi mọc răng đúng cách

Mọc răng là quá trình tự nhiên mà em bé nào cũng sẽ phải trải qua và mỗi bé sẽ có những biểu hiện khác nhau trong quá trình mọc răng như khó chịu, đau đớn, chán ăn, thậm chí nôn trớ. Vậy  trẻ bị nôn trớ khi mọc răng bố mẹ cần chú ý gì để chăm sóc con đúng cách?

Khi nào trẻ sẽ bắt đầu mọc răng?

Trẻ thường bắt đầu quá trình mọc răng khi con được từ 4-7 tháng tuổi. Những răng dưới cùng thường mọc trước, sau đó là những răng giữa trên cùng. Khi bé được khoảng 3 tuổi con sẽ có khoảng 20 cái răng.

Trẻ bị nôn trớ khi mọc răng là dấu hiệu bình thường, có thể do nướu của con bị đau gây cảm giác khó chịu và làm cho bé dễ nôn trớ. Một số triệu chứng khác có thể gặp ở thời điểm mọc răng của bé là con chảy nước dãi nhiều, cáu kỉnh, không muốn ăn, quấy khóc, không thể ngủ, nướu đỏ và sưng..

Một số lưu ý chăm sóc trẻ bị nôn trớ khi mọc răng đúng cáchlại còn

Mọc răng gây nôn trớ là biểu hiện bình thường ở trẻ

Một số lưu ý chăm sóc trẻ bị nôn trớ khi mọc răng đúng cách

Khi nhận thấy bé có dấu hiệu mọc răng và có dấu hiệu nôn trớ, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp trẻ bớt mệt mỏi và khó chịu như:

  • Bù nước và điện giải cho trẻ: Bé bị nôn trớ nhiều sẽ bị thiếu hụt nước và điện giải, nếu không được bổ sung kịp thời có thể gây ra hiện tượng mất nước. Mẹ cần tăng cường cho con bú cũng như bổ sung thêm dung dịch Oresol tăng cường điện giải cho con. Các mẹ lưu ý cần pha Osesol theo đúng tỉ lệ được hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi bổ sung cho bé.

Một số lưu ý chăm sóc trẻ bị nôn trớ khi mọc răng đúng cách

Cho trẻ uống nước và bù điện giải cho trẻ khi con bị nôn trớ do mọc răng

  • Cho bé nhai hoặc ngậm đồ lạnh: Việc cho bé nhại hay ngậm đồ lạnh làm dịu cơn đau do mọc răng. Mẹ có thể chọn đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng, cho vào tủ lạnh để con ngậm, hoặc mẹ cũng có thể để một chiếc khăn sạch ngâm nước đá và cho bé cắn.
  • Massage nướu cho bé: Hành động massage nướu giúp làm dịu cơn đau và cảm giác ngứa răng của con. Mẹ hãy rửa tay sạch với xà phòng, lau tay khô và nhẹ nhàng ấn vùng nướu sưng của bé. Đặt miếng vải lạnh vào chỗ massage để tăng hiệu quả giảm đau.
  • Giúp bé ăn ngon: Hầu hết trẻ mọc răng đều có hiện tượng chán ăn, bỏ bú. Lúc này, bố mẹ hãy cho con ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp… Trẻ trong độ tuổi mọc răng cũng cần được bổ sung nhiều canxi với các thực phẩm giàu canxi như rau màu xanh đậm, đậu phụ, cá, cua, ốc, tôm..
  • Vỗ về khi có dấu hiệu trẻ mọc răng: Âu yếm vỗ về trẻ khi con đang trong giai đoạn mọc răng để giúp bé cảm thấy bình tĩnh, an toàn.

Trong quá trình mọc răng, ngoài nôn trớ, bé còn dễ gặp phải các vấn đề do tiêu hóa kém như đi tưới, tiêu chảy, chướng bụng,…. Để chủ động chăm sóc sức khỏe và tiêu hóa cho con, lúc này, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh. Các lợi khuẩn từ men vi sinh khi được bổ sung cho bé giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Một số lưu ý chăm sóc trẻ bị nôn trớ khi mọc răng đúng cách

Men vi sinh của Anh Quốc giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ mọc răng nôn trớ đi khám?

Dấu hiệu trẻ mọc răng thường xuất hiện chỉ ít ngày và biến mất khi răng đã nhú lên. Tuy nhiên nếu mẹ thấy bé mọc răng nhưng vẫn bị nôn trớ và kèm theo các dấu hiệu bất thường sau đây thì cần đưa con đi khám ngay:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ C.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi sốt mọc răng 39 độ C hoặc mức nhiệt cao hơn.
  • Cơn sốt của trẻ kéo dài liên tục trên 24 giờ đồng hồ.
  • Trẻ có hiện tượng nôn trớ, tiêu chảy hay phát ban không giảm.
  • Trẻ ngủ li bì, lơ mơ.
  • Trẻ tiêu chảy kéo dài trên 1 tuần.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước như khóc không có nước mắt, môi khô, tiểu ít.

Bài viết trên đã tiết lộ cho bố mẹ cách chăm sóc con thế nào khi thấy trẻ bị nôn trớ khi mọc răng rồi. Chúc bé sớm vượt qua giai đoạn này và có những chiếc răng xinh, bắt đầu vào giai đoạn tập nhai đầy hứng thú.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ