Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh cực đơn giản tại nhà

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa từ dạ dày trào ngược lên và có thể vọt ra ngoài miệng bé. Đây là tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của con còn non nớt. Tìm hiểu những mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ khắc phục nhanh tình trạng của bé, để con hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn và phát triển tốt hơn.

Cách xử lý khi bé sơ sinh bị trào ngược, nôn trớ

Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Vỗ lưng giúp bé bình tĩnh lại sau khi bị nôn trớ

Ngay khi trẻ bị nôn trớ, bố mẹ hãy thực hiện những bước sau đây để xử lý nhanh tình trạng của con:

  • Nghiêng đầu bé qua một bên để con không bị sữa trào lên trên mũi, tránh sặc
  • Làm sạch miệng, vòm họng và mũi của bé bằng cách hút hết đờm, sữa ra hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay và lấy hết chất nôn trong miệng bé
  • Vỗ nhẹ vào lưng để trấn an trẻ bình tĩnh lại
  • Dùng khăn vò nước ấm và lau cổ, lau người, thay quần áo sạch cho con
  • Khi trẻ đã không còn nôn trớ, bố mẹ cho trẻ uống nước ấm
  • Theo dõi tiếp tình trạng của bé, không tự ý cho con uống thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh cực đơn giản tại nhà

Với những cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh dưới đây, bố mẹ sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng của con và biết cách để hạn chế xảy ra lần sau:

Mẹ cho bé bú đúng cách

Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cho con bú bầu vú bên trái trước để tránh nôn trớ, trào ngược khi bú

Một trong những mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ nên biết chính là cho bé bú đúng tư thế. Khi mới bắt đầu cho bú, mẹ nên cho con bú ở bầu vú bên trái trước và chuyển qua bên phải khi bé đã lửng bụng. Sử dụng cách cho bú này, sữa sẽ đi xuống và lưu giữ trong dạ dày mà không bị trào ngược ra ngoài. Với trẻ sơ sinh bú bình thì mẹ cần giữ đầu núm vú luôn đầy sữa, tránh tình trạng bình sữa nằm nghiên khiến không khí vào dạ dày nhiều hơn.

Trong trường hợp bé đang khóc trong khi bú, mẹ nên ngừng ngay lại bởi nếu tiếp tục cho con bú thì bé có khả năng nuốt thêm nhiều hơi gây căng dạ dày và khiến khả năng trào ngược nhanh hơn. Bố mẹ cũng không nên chọc cho bé cười khi con đang ăn.

Để con hấp thu được hết sữa và không bị nôn trớ, bé nên được bú thành nhiều cữ nhỏ thay vì ăn một bữa lớn. Tốt nhất thời gian giữa các cữ bú nên cách nhau từ 2-4 giờ đồng hồ. Khi con đã ăn dặm thì mẹ cần thử đồ ăn cho con thích nghi được tốt mới cho bé dùng nhiều để tránh kích ứng dạ dày.

Nới lỏng quần áo, tã bỉm của con

Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nới lỏng tã bỉm và quần áo của con khi ăn

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh cũng có thể do bố mẹ mặc tã bỉm quá chật, quần áo quấn chặt khiến cho phần thành bụng và dạ dày của con bị chèn ép, dồn nén chặt hơn. Bất kỳ cử động mạnh nào của con sau khi ăn xong cũng có thể khiến trẻ bị nôn trớ ngay nếu con không thoải mái.

Vì vậy, trước khi cho bé bú, mẹ nên kiểm tra lại quần áo tã bỉm của con, cho bé mặc càng thoáng càng tốt và nới lỏng khu vực quanh bụng trẻ để tránh bé nôn trớ.

Bế đứng bé sau khi bú và vỗ ợ hơi

Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Bế đứng trẻ sau khi bú và vỗ ợ hơi giúp con thoát khí từ dạ dày

Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả được nhiều bố mẹ áp dụng chính là bế đứng trẻ sau khi ăn xong và kết hợp vỗ ợ hơi cho bé thoát khí từ dạ dày. Sau khi bé ăn no, mẹ nên bế đứng con từ 15-20 phút, sử dụng bàn tay vỗ nhẹ cho con ợ hơi thành tiếng rồi mới đặt cho bé nằm.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang nên rất dễ xảy ra tình trạng nôn trớ  khi bé ăn no. Thực hiện nâng cao đầu trong khi bé bú, sau khi trẻ ăn xong mẹ cũng không nên nâng bé lên xuống hoặc thay đổi tư thế đột ngột để tránh sữa ọc ra ngoài nhanh hơn.

Sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh hay nôn trớ

Kết hợp cho bé dùng thêm men vi sinh dạng giọt bổ sung probiotic và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ cũng như rất dễ gặp các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… nhất là khi hệ vi sinh bị mất cân bằng, số lượng hại khuẩn tăng lên áp đảo lợi khuẩn. Lúc này, việc sử dụng men vi sinh là cách tăng cường đề kháng nhanh chóng, cung cấp lượng lợi khuẩn lớn bù vào phần thiếu hụt, tái lập sự cân bằng hệ vi sinh. Đây cũng là mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh được nhiều bố mẹ áp dụng và thành công.

Mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh. Bởi với dạng bào chế này, mẹ dễ dàng và tiện lợi hơn trong việc bổ sung và kiểm soát tốt liều lượng dùng hàng ngày cho bé. Kể cả sau khi trẻ đã đỡ nôn trớ thì việc cho con uống men vi sinh thường xuyên cũng là cách nâng cao hệ miễn dịch và đề phòng tái phát nhiều bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Với những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn bố mẹ đã hiểu rõ những mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh và làm sao để áp dụng cho bé nhà mình rồi. Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện, lớn lên an toàn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ